Tiêu điểm tuần - Ngành thép
Bộ Công Thương ban hành Quyết định về kết quả rà soát cuối kỳ áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép hợp kim, Tôn mạ.
Ngày 24 tháng 10 năm 2024, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 2822/QĐ-BCT về kết quả rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép hợp kim hoặc không hợp kim được cán phẳng, được sơn xuất xứ từ Đại Hàn Dân quốc và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Theo đó, biện pháp chống bán phá giá được gia hạn thêm 05 năm với mức thuế CBPG được áp dụng từ 0% đến 34,27%.
Bộ Công Thương bắt đầu tiến hành điều tra rà soát cuối kỳ từ tháng 10 năm 2023 theo quy định của pháp luật phòng vệ thương mại Việt Nam. Quá trình điều tra vụ việc được thực hiện theo đúng quy định của Luật Quản lý ngoại thương, các quy định liên quan cũng như Hiệp định chống bán phá giá của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Cơ quan điều tra xác định có tồn tại khả năng hàng hóa nhập khẩu bị điều tra sẽ tiếp tục hoặc tái diễn hành vi bán phá giá gây thiệt hại đối với ngành sản xuất trong nước trong trường hợp chấm dứt biện pháp CBPG HPG, một trong những tập đoàn thép hàng đầu Việt Nam, sẽ hưởng lợi khi các sản phẩm thép từ Hàn Quốc và Trung Quốc tiếp tục chịu mức thuế chống bán phá giá. Điều này giúp giảm bớt áp lực cạnh tranh từ thép nhập khẩu giá rẻ, bảo vệ thị phần của HPG. Biện pháp này hạn chế khả năng các doanh nghiệp ngoại bán phá giá, tạo điều kiện để các doanh nghiệp trong nước duy trì năng lực sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ổn định hơn. Điều này tạo lợi thế cho HPG trong biên lợi nhuận, đặc biệt trong bối cảnh giá nguyên liệu sản xuất biến động
Bên cạnh đó, Việc gia hạn thuế chống bán phá giá đối với tôn mạ màu nhập khẩu từ Hàn Quốc và Trung Quốc không chỉ hỗ trợ Hòa Phát (HPG) mà còn đem lại những lợi ích quan trọng cho các doanh nghiệp chuyên sản xuất và kinh doanh tôn mạ như Hoa Sen Group (HSG), Nam Kim Group (NKG) và Tôn Đông Á (GDA). Đây là những công ty hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu tôn mạ màu tại Việt Nam. HSG và NKG là hai doanh nghiệp lớn có khả năng xuất khẩu sản phẩm tôn mạ ra thị trường quốc tế. Khi không phải cạnh tranh khốc liệt trong nước, các doanh nghiệp này có thể dồn lực vào xuất khẩu sang các thị trường lớn như Mỹ, EU và ASEAN. HSG và NKG có thể tận dụng cơ hội để cung cấp các sản phẩm tôn mạ chất lượng cao với giá cả cạnh tranh, thay thế cho các sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc và HànQuốc. GDA, dù quy mô nhỏ hơn, cũng có thể hưởng lợi từ việc thị trường trong nước ổn định, cho phép công ty phát triển thị phần xuất khẩu ngách. Quyết định áp thuế giúp HPG, HSG, NKG và GDA mở rộng thị phần nội địa, gia tăng biên lợi nhuận
Ngành Thép – Cập nhật sản lượng bán hàng
VSA cập nhật sản lượng bán hàng của các doanh nghiệp thép. Trong đó, sản lượng bán hàng của cả ngành trong tháng 9 giảm nhẹ 1.5% t/t nhưng tăng 14.7% n/n. Trong đó, nhu cầu nội địa vẫn tiếp tục tăng trưởng ở mức 3.3% t/t 18.2% n/n
Doanh số bán hàng của doanh nghiệp thép tôn có sự phân hóa.
- HSG vẫn tăng 6.1% t/t và 37.2% n/n trong tháng 9. Bên cạnh giữ vững mức bán hàng của kênh xuất khẩu, kênh nội địa của HSG vẫn ở mức tốt dù đang là mùa thấp điểm (14.4% t/t 42.2% n/n).
- Đối với NKG, tuy sản lượng bán hàng giảm 15.2% t/t (+35.9% n/n) nhưng vẫn ở mức tốt trong mùa thấp điểm.
Nhận định:
➢ Kết quả bán hàng của 2 doanh nghiệp là khá ấn tượng mặc dù trong mùa thấp điểm, đặc biệt là HSG khi mà kênh xuất khẩu vẫn cho thấy số liệu khả quan và bán hàng nội địa vẫn cho thấy sự tăng trưởng. Số liệu bán hàng tháng 9 đang cho thấy nhu cầu nội địa vẫn đang phục hồi khá vững cho dù là đang trong mùa thấp điểm.
➢ Chúng tôi duy trì quan điểm tích cực cho nhóm thép tôn (HSG, NKG) cho năm 2024 và 2025.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận