24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Vũ Mai Xuyên
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Tiềm năng nào ở DDV, DPM và HT1?

Các công ty chứng khoán (CTCK) khuyến nghị mua DDV do nhà máy DAP Đình Vũ dự kiến hết khấu hao từ quý 2/2025 giúp cải thiện biên lợi nhuận gộp; nâng giá mục tiêu DPM do nhu cầu tiêu thụ phân bón năm 2024 được dự báo tăng nhẹ; mua HT1 do dự kiến BOT Phú Hữu đi vào hoạt động từ quý 3/2024 sẽ đóng góp đáng kể vào tăng trưởng lợi nhuận trong năm 2024.

Mua DDV với giá mục tiêu 24,400 đồng/cp

CTCK BIDV (BSC) cho rằng việc nhà máy DAP Đình Vũ dự kiến hết khấu hao từ quý 2/2025 giúp CTCP DAP - VINACHEM (UPCoM: DDV) tiết kiệm 60–70 tỷ đồng mỗi năm.

Tiềm năng nào ở DDV, DPM và HT1?

Bên cạnh đó, BSC kỳ vọng luật thuế VAT được thông qua và có hiệu lực từ 2025 giúp DDV ghi nhận 16 tỷ đồng trong kịch bản thận trọng. Cụ thể, tại phiên thảo luận chiều ngày 24/06/2024 tại kỳ họp QH thứ 7, các Đại biểu quốc hội (ĐBQH) cơ bản đồng tình việc đưa phân bón vào mặt hàng chịu thuế VAT.

Tuy nhiên có 2 luồng ý kiến thảo luận về mức thuế suất VAT áp dụng đối với phân bón là 0% hay 5% và các ĐBQH đề xuất Bộ Tài Chính cần có báo cáo đánh giá chi tiết hơn về tác động của việc áp thuế VAT 5% đối với phân bón đến người nông dân, đến giá phân bón trong nước.

Mặt khác, Bộ Tài Chính nghiên cứu và sẽ trình chính thức dự thảo vào kỳ họp QH thứ 8 (dự kiến diễn ra trong tháng 10/2024). Trong kịch bản cơ sở mức thuế suất BSC kỳ vọng là 5% và DDV chịu toàn bộ thuế VAT đầu ra. Trong trường hợp mức thuế suất được đề xuất là 0% đây sẽ là kịch bản tích cực hơn so với kỳ vọng của BSC đồng thời là kịch bản tích cực nhất trong các kịch bản hiện tại, tương ứng DDV không phải nộp thuế VAT đầu ra (VAT 0%).

Tiềm năng nào ở DDV, DPM và HT1?

BSC kỳ vọng Luật thuế giá trị gia tăng sẽ được thông qua trong năm 2024 và chính thức có hiệu lực từ 2025 giúp DDV tăng khả năng cạnh tranh với phân bón nhập khẩu nhờ: phân bón nhập khẩu vào trong nước sẽ phải chịu thuế VAT 5% như phân bón nội địa; giá bán sẽ tùy thuộc vào cung cầu thị trường; DDV sẽ được hoàn thuế VAT đầu vào, từ đó giúp giảm giá thành đầu vào và tăng khả năng cạnh tranh; doanh nghiệp sẽ hưởng lợi từ phần thuế VAT đầu vào lớn hơn phần thuế VAT phải nộp (5% doanh thu).

BSC dự phóng doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế DDV năm 2024 lần lượt đạt 3,475 tỷ đồng (+8%) và 144 tỷ đồng (+105%), EPS dự phóng 2024 khoảng 984 đồng với các giả định: (1) Sản lượng DAP đạt 267 ngàn tấn (+6.5%); (2) Giá bán DAP bình quân đạt 13.1 triệu đồng/tấn (+3%) chủ yếu tăng so với mức nền thấp trong quý 2 và quý 3/2023; (3) Tỷ lệ chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp đi ngang so với cùng kỳ ở mức giảm nhẹ 0.7% doanh thu thuần, tương ứng chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp đạt 231 tỷ đồng.

Đối với năm 2025, BSC dự phóng doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế DDV lần lượt đạt 3,529 tỷ đồng (+2%) và 236 tỷ đồng (+64%), EPS 2025 khoảng 1,617 với các giả định: (1) Sản lượng DAP đạt 272 ngàn tấn (+2.0%); (2) Giá bán DAP bình quân đạt 13.0 triệu đồng/tấn (-1%); (3) Biên lợi nhuận gộp cải thiện 3.7 điểm phần % lên 14.4% chủ yếu nhờ khấu hao nhà máy DAP giảm 57 tỷ đồng và thông qua luật VAT đưa phân bón vào mặt hàng chịu thuế.

Tiềm năng nào ở DDV, DPM và HT1?

Với dự phóng trên, BSC khuyến nghị mua DDV với giá mục tiêu 24,400 đồng/cp

DPM: Giá mục tiêu 40,175 đồng/cp

CTCK Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCBS) cho biết tại dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT) đang lấy ý kiến, Bộ Tài chính đề xuất áp thuế suất 5% với mặt hàng phân bón thay vì không chịu thuế như hiện tại. Nếu như dự thảo được thông qua thì sẽ có tác động tích cực đến lợi nhuận nhóm phân bón, trong đó có CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau (HOSE: DCM) và Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí - CTCP (HOSE: DPM).

Năm 2025 thị trường phân bón sẽ tiếp tục chứng kiến sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước và từ nguồn hàng nhập khẩu. Do đó, việc đưa phân bón vào diện chịu thuế GTGT 5% sẽ tiết kiệm chi phí sản xuất cho các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh phân bón trong nước, tạo thêm dư địa để các doanh nghiệp có thể giảm giá bán, giúp tăng khả năng cạnh tranh với hàng nhập khẩu.

Về dài hạn, các mỏ khí chủ lực hiện nay đã và đang trong giai đoạn suy giảm tự nhiên. Trong khi đó, nhu cầu khí trong nước sẽ ngày càng tăng trong các lĩnh vực như sản xuất điện, hóa chất, công nghiệp,... Do đó sản lượng khí nội địa giá rẻ cung cấp cho sản xuất đạm cũng sẽ giảm tương ứng.

Theo đó, VCBS giả định giá khí đầu vào trung bình của DPM năm 2024 sẽ tăng 3% so với cùng kỳ do tỷ lệ khí cao hơn từ các mỏ khí giá cao ở bể Cửu Long và Nam Côn Sơn và giá dầu nhiên liệu cao hơn 2% so với cùng kỳ. Cước phí vận chuyển (trước VAT) giai đoạn 2024-2028 ước tính đạt 4.5 USD/mmBTU do tỷ trọng các nguồn khí giá rẻ đã ở mức thấp.

Theo dự báo của Fertecon, công suất các nhà máy Urê thế giới năm 2024 ước đạt 237,232 triệu tấn, tiếp tục xu hướng tăng so với năm 2023. Đông Nam Á duy trì nguồn cung ổn định ở mức 17,151 triệu tấn, Nam Á tăng lên 40,163 triệu tấn, Đông Nam Á tăng lên 77,098 triệu tấn, Châu Phi tăng lên mức 17,025 triệu tấn. Triển vọng gia tăng sản lượng ở các quốc gia xuất khẩu urê lớn như Nga, Trung Quốc và Ai Cập chưa cải thiện.

Bên cạnh đó, nhu cầu tiêu thụ phân bón năm 2024 được dự báo tăng nhẹ, cụ thể là nhu cầu tiêu thụ nội địa được kỳ vọng tăng vào quý 4/2024 và quý 1/2025 khi bước vào vụ Đông Xuân. Agromonitor dự báo nhu cầu tiêu thụ Urê trong nước đạt 2.05-2.11 triệu tấn, tăng khoảng 13% so với giai đoạn 2022-2023. Xuất khẩu Urê của Việt Nam năm 2024 dự báo sẽ tăng nhẹ hoặc ổn định so với năm 2023. Nguồn cung tại khu vực Châu Á dự kiến sự gia tăng sản lượng từ các nhà máy Urê mới, đặc biệt ở Ấn Độ và Bangladesh. Điều này sẽ làm gia tăng sự cạnh tranh trên các thị trường mà Việt Nam xuất khẩu. Tuy nhiên thị trường Campuchia vẫn mang lại tiềm năng xuất khẩu. Dự kiến xuất khẩu Urê của Việt Nam năm 2024 ở mức 550- 570 ngàn tấn.

Dựa trên phương pháp chiết khấu FCFF và FCFE với tỷ trọng 50/50, VCBS đưa ra giá mục tiêu của DPM là 40,175 đồng/cp.

Mua HT1 với giá mục tiêu 14,500 đồng/cp

CTCK KB Việt Nam (KBSV) thông tin năm 2023 chứng kiến tình hình sản xuất kinh doanh suy giảm trên toàn ngành xi măng sau khi chịu tác động kép từ cả kênh nội địa và xuất khẩu. Lần đầu tiên trong 10 năm vừa qua, sản lượng tiêu thụ nội địa dưới 60 triệu tấn/năm, giảm khoảng 9.4% so với năm 2022.

Tuy nhiên, KBSV cho rằng điểm sáng sẽ tập trung tại khu vực miền Nam. Theo Hiệp hội Xi măng Việt Nam (VNCA), năng lực sản xuất của các doanh nghiệp phía Nam chỉ đáp ứng được từ 40–60% nhu cầu hàng năm, trái ngược hoàn toàn so với miền Bắc do đặc thù các mỏ đất sét, đá vôi tập trung đến 90% ở Bắc và Bắc Trung Bộ. Với việc nắm giữ thị phần cao nhất (34.7%) và độ bao phủ tốt (5 nhà máy) ở miền Nam, CTCP Xi Măng Vicem Hà Tiên (HOSE: HT1) đang có lợi thế cạnh tranh đáng kể trong việc đảm bảo đầu ra so với các đối thủ trong khu vực, đặc biệt so với phía Bắc.

HT1 đang có xu hướng dịch chuyển một phần đầu ra sang phân khúc xây dựng hạ tầng, công nghiệp và dự kiến sẽ được bù đắp phần nào sản lượng từ các dự án đầu tư công đang được tăng tốc từ nay đến 2025 (năm cuối kế hoạch đầu tư công trung hạn) tại phía Nam. Theo chia sẻ của Ban lãnh đạo, hầu hết các công trình hạ tầng trọng điểm phía Nam (trong đó có Sân bay Long Thành) doanh nghiệp đều tham gia cung cấp từ 50–100% khối lượng xi măng. Nửa cuối năm sẽ là giai đoạn đẩy nhanh tiến độ thi công, vì vậy KBSV dự phóng sản lượng tiêu thụ xi măng trong quý 3 và 4 của HT1 có thể đạt ngưỡng 3.1 triệu tấn (+19% so với cùng kỳ), từ đó tổng sản lượng tiêu thụ xi măng 2024 vào khoảng 5.6 triệu tấn (+8.4%).

Sản phẩm xi măng Power Cement giá rẻ mới được cho ra mắt trong năm 2023, độc lập hoàn toàn so với thương hiệu VICEM Hà Tiên nhằm cạnh tranh trực tiếp với dòng xi măng giá rẻ ăn sâu vào thị phần của doanh nghiệp. Đồng thời đây cũng là dòng sản phẩm mới kỳ vọng thúc đẩy doanh số trong bối cảnh các nhà máy phải giảm giá bán để kích cầu. Dự kiến sản lượng tiêu thụ của Power Cement có thể đạt khoảng 600 ngàn tấn trong 2024.

KBSV cho rằng lợi nhuận của HT1 đã tạo đáy trong năm 2023 và sẽ bắt đầu hồi phục rõ nét hơn trong 2 quý cuối năm 2024 nhờ ba yếu tố: giá than duy trì ở mức nền thấp; tận dụng nguyên vật liệu thay thế và nhiệt thừa khí thải để tối ưu chi phí sản xuất; chi phí lãi vay tiết giảm. Mặc dù sản lượng tiêu thụ dự kiến chưa có quá nhiều sự cải thiện, KBSV đánh giá việc tập trung tối ưu các chi phí sẽ giúp cho HT1 vượt xa được kế hoạch lợi nhuận sau thuế trong 2024 (23.2 tỷ đồng), rơi vào khoảng 107.9 tỷ đồng (+509% so với cùng kỳ) với biên lợi nhuận gộp có thể đạt 9.4% (tăng 0.83 điểm %).

Mặt khác, dự kiến dự án BOT Phú Hữu sẽ bắt đầu đi vào hoạt động từ quý 3/2024 với thời gian khai thác theo phương án hợp đồng là 24 năm, sau khi UBND TP.HCM đã phê duyệt mức giá thu phí tối đa. Tại ĐHCĐ năm 2024, Vicem Hà Tiên cho biết đã thực hiện đấu thầu và khởi công xây dựng Hệ thống thu phí điện tử tự động không dừng từ ngày 20/03/2024 và dự kiến hoàn thành trong tháng 5/2024. Nếu bắt đầu vận hành trong 2 quý cuối 2024, KBSV kỳ vọng dự án sẽ đóng góp khoảng 24 tỷ đồng vào lợi nhuận chung 2024 của HT1.

Tiềm năng nào ở DDV, DPM và HT1?

Với những luận điểm trên, KBSV khuyến nghị mua HT1 với giá mục tiêu 14,500 đồng/cp

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Mã chứng khoán liên quan bài viết
18.30 +0.40 (+2.23%)
34.85 +1.05 (+3.11%)
11.65 +0.05 (+0.43%)
prev
next

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả