Tháng 12: Thời điểm tốt để tích lũy cổ phiếu- Danh mục cổ phiếu tiềm năng
VN-Index có dấu hiệu tạo đáy trong tháng 11 khi thị trường đã giao dịch phá vỡ được kênh song song hướng xuống.
Chiến lược thị trường tháng 12/2023
Kịch bản cơ sở, VN-Index có thể giao dịch tích lũy hướng lên trong vùng 1.080-1.150 điểm trong tháng tới nhờ:
(1) Lợi suất Trái phiếu chính phủ Mỹ đang trong xu hướng giảm;
(2) Trung Quốc tung ra các gói giải cứu thị trường bất động sản;
(3) Áp lực tỷ giá trong nước hạ nhiệt tạo điều kiện để NHNN tiếp tục duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ;
(4) Ngành sản xuất và xuất khẩu xuất hiện tín hiệu phục hồi rõ nét hơn.
Danh mục cổ phiếu được Vndirect (VND) khuyến nghị trong tháng 12
1. MBB: Ngân hàng TMCP Quân Đội
Chúng tôi ưa thích MBB với triển vọng tăng trưởng trong dài hạn nhờ
(i) Hạn mức tăng trưởng tín dụng dồi dào (>25%), cao hơn nhiều so với kế hoạch toàn ngành (14%), được hỗ trợ bởi nguồn vốn dồi dào, việc tham gia tái cơ cấu tổ chức tín dụng (TCTD) yếu kém, và lợi thế ở các lĩnh vực có tiềm năng tăng trưởng cao như NLTT hay bán lẻ.
(ii) Lợi thế chi phí vốn thấp nhờ tỷ lệ CASA đầu ngành giúp duy trì NIM ở trong nhóm tốt nhất thị trường.
(iii) Hệ sinh thái dịch vụ tài chính đa dạng hỗ trợ tăng trưởng bền vững trong dài hạn, bao gồm cho vay tiêu dùng, bảo hiểm (nhân thọ và phi nhân thọ), môi giới, chứng khoán và quản lý quỹ. Đến cuối Q3/23, MBB ghi nhận mức tăng trưởng tín dụng 13,7% sv đầu năm, cao hơn nhiều sv tăng trưởng của ngành là 7,0%. Q3/23 đánh dấu quý đầu tiên ghi nhận chi phí vốn của NH giảm, sau chuỗi tăng liên tục từ Q1/22. Cuối Q3/23, tỷ lệ nợ xấu của NH tăng lên 1,89% - mức cao nhất kể từ năm 2016, chủ yếu đến từ danh mục cho vay mua nhà. Chi phí dự phòng cho Q3/23 cũng tăng mạnh 50,5% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, điểm sáng là tỷ lệ khoản vay nhóm 2 giảm xuống 2,97% từ 3,6% vào cuối Q2/23.
2. CTG: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam
Kỳ vọng Chính phủ sẽ thúc đẩy thực hiện đầu tư công một cách mạnh mẽ hơn trong cuối năm 2023. Với việc CTG là một trong những kênh giải ngân quan trọng của Chính phủ trong đầu tư công, chúng tôi tin rằng ngân hàng có thể tận dụng cơ hội này để cung cấp khoản vay cho các dự án, nhà thầu và doanh nghiệp tham gia thực hiện các dự án hạ tầng công cộng, từ đó thúc đẩy tăng trưởng cho vay cũng như tỷ lệ LDR của mình.
Chất lượng tài sản được kiểm soát tốt nhờ trích lập chi phí dự phòng mạnh mẽ: Trong số các NH cùng nhóm, CTG là NH duy nhất có tỷ lệ nợ xấu giảm svck do NH đã thực hiện trích lập mạnh mẽ trong 9T23, khi mà tỷ lệ xóa nợ xấu tăng mạnh lên 1,16% trong Q3/23 sv mức 0,2% trong Q3/22. Tỷ lệ bao nợ xấu của NH cũng đc cải thiện lên 172% - cao thứ 2 trong số 15 NH niêm yết lớn nhất.
3. HPG: CTCP Tập đoạn Hòa Phát
Chúng tôi tái khẳng định quan điểm của mình đối với HPG về triển vọng phục hồi lợi nhuận. Cụ thể
(1) Sản lượng thép phục hồi nhờ xuất khẩu và giá bán trung bình gần đây tăng theo xu hướng giá Trung Quốc sau nhiều tháng đi ngang (khiến biên LN gộp của một số nhà sản xuất thép Trung Quốc và trong nước giảm mạnh).
(2) Tuy nhiên, biên LN gộp của HPG tiếp tục cải thiện đáng kể nhờ chi phí đầu vào giảm, quản lý hàng tồn kho tốt hơn và tăng sản lượng xuất khẩu HRC. Chúng tôi kỳ vọng LN ròng của năm 2024-25 sẽ tăng 120%/64% nhờ: HPG là một trong những DN được hưởng lợi chính từ chính sách nới lỏng tiền tệ của Chính phủ, đẩy mạnh giải ngân đầu tư công và đặc biệt nỗ lực của Chính phủ trong việc gỡ khó cho thị trường BĐS. Chúng tôi kỳ vọng nguồn cung BĐS sẽ hồi phục trong những quý tới, thúc đẩy nhu cầu thép trong nước. Trong ngắn hạn, xuất khẩu vẫn sẽ là điểm sáng của HPG.
Giá nguyên liệu đầu vào nhiều khả năng sẽ giảm, qua đó giúp biên EBITDA tăng.
(3) Tỷ giá và lãi suất sẽ không còn tạo ra khó khăn cho HPG do môi trường lãi suất thấp hơn và quản lý hàng tồn kho tốt hơn.
(4) HPG ở mức định giá hấp dẫn để tích sản cho chu kỳ tăng trưởng tiếp theo.
5. KBC: Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc
Chúng tôi ưa thích KBC tới từ: Sau KQKD đáng thất vọng trong năm 2022, KBC sẽ có bước nhảy vọt về lợi nhuận trong giai đoạn 2023-25 nhờ sự đóng góp từ 3 dự án KCN mới: Nam Sơn Hạp Lĩnh, Quang Châu mở rộng và đặc biệt là Tràng Duệ 3, dự án có thể hoàn tất việc thủ tục pháp lý trong nửa cuối năm 2023..
Tràng Duệ 3 dần trở thành điểm nóng thu hút dòng vốn FDI tại Hải Phòng và có thể thúc đẩy thuê đất KCN từ những năm tới nhờ một số HĐ đáng chú ý có thể được ký kết như:
1) khoản đầu tư thêm 1 tỷ USD để mở rộng sản xuất và xây dựng nhà máy V3 từ LG Innotek,
2) Tập đoàn LG sẽ tiếp tục đầu tư thêm 3 tỷ USD để mở rộng LG Display và LG Electronics. _ Dòng tiền vững chắc cùng sức khỏe tài chính lành mạnh. Trong 6T23, KBC đã chi gần 3.900 tỷ đồng mua lại toàn bộ dư nợ trái phiếu, giúp cho tỷ lệ nợ ròng/vốn chủ sở hữu giảm xuống chỉ còn 0,2 lần, tương đối lành mạnh khi so sánh với các công ty cùng ngành có vốn hóa tương tự.
KBC đang giao dịch ở mức P/E trượt 12T là 7,2 lần và P/B hiện tại là 1,3 lần, thấp hơn đáng kể so với các công ty cùng ngành, mở ra cơ hội để tích lũy một trong những nhà phát triển KCN có mức tăng trưởng LN tốt nhất.
Tiềm năng tăng giá:
1) đảo ngược chính sách tiền tệ hỗ trợ thị trường BĐS,
2) KBC có thể tháo gỡ các thủ tục pháp lý để mở rộng thêm quỹ đất tại Hưng Yên, Long An, Hải Dương và Bắc Giang,
3) Việc chuyển nhượng tại Tràng Cát hoàn tất sớm hơn dự kiến.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận