menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Sói Già Vndirect Pro

Sự sụt đổ của Silicon Valley Bank, bài học nhắc nhở cho sự "diều hâu" của Fed

Tối thứ 6 tuần trước, anh bạn tôi ở phố Wall có gọi cho tôi và gào to rằng:" Mày biết tin gì chưa bọn SVB (Silicon Valley Bank) đã phá sản rồi đấy." Với những diễn biến vĩ mô gần đây không mấy tích cực, tôi cũng chẳng ngạc nhiên để đón nhận tin xấu này. Và trong đầu tôi thầm nghĩ liệu đây có phải "vụ Lehman Brothers" thứ hai hay không?

Chuyện cũ của Lehman Brothers

Chắc các bạn còn nhớ hồi 2008, Lehman Brothers - ngân hàng đầu tư lớn thứ tư tại Mỹ đã trơ thành biểu tượng của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007-2008. Tôi nhớ không nhầm thì cuộc sụp đổ này đã lấy đi gần 10 nghìn tỷ USD của kinh tế. Và căn cơn của sự việc lần đó phải nhắc đến việc Lehman đã phát hành chứng khoán được bảo đảm bằng thế chấp nhiều hơn bất kỳ công ty nào. Một nước đi đầy thú vị và không kém phần mạo hiểm khi công ty ngày càng dễ bị tác động trước bất kỳ sự thay đổi nào trên thị trường bấy giờ. Khi bạn để lòng tham chi phối, bạn sẽ phải trả cái giá tương đối đắt. Và đối với Lehman chính là tuyên bố phá sản vào năm 2018. Giá của cổ phiếu lúc đó rơi như đoàn tàu không phanh vậy, từ hơn mốc 80$ xuống dưới mốc 10$, giảm hơn 93% vào ngày 12/09/2008.

Sự sụt đổ của Silicon Valley Bank, bài học nhắc nhở cho sự "diều hâu" của Fed

Cả phố Wall khi đó như chìm trong sự tiêu cực, tiếng chửi rủa hòa quyện với tiếng than khóc tạo nên bản hòa tấu ảm đạm khiến người nghe buồn đến não lòng. Bất kể bạn đi đến đâu ai cũng nhắc đến câu chuyện Lehman, mỗi ông chồng, mỗi bà vợ, ngay cả những đứa trẻ cũng bàn tán về nó. Tuy nhiên tạm gác lại câu chuyện của Lehman, chúng ta hãy tập trung vào chủ đề chính vụ SVB.

Sự sụt đổ của Silicon Valley Bank, bài học nhắc nhở cho sự "diều hâu" của Fed

Nguồn cơn của SVB do đâu

Trước đó, ta hãy điểm qua "sơ yếu lý lịch" của SBV nhé. Trái ngược lại với Lehman thì SVB là "Commercial Bank" chứ không phải "Investment Bank". Cũng như bao ngân hàng khác SVB là một trung gian tài chính, có khả năng huy động vốn dưới dạng: Tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn... Rồi SVB dùng số tiền huy động đó để đi đầu tư. Tuy nhiên điểm đặc biêt của SVB chính là Khách hàng của họ, hơn 1/3 trong số đó là các doanh nghiệp khởi nghiệp, cụ thể chiếm tỷ lệ 44%. Những khách hàng này gửi tiền vào SVB với mục đích để lấy "hỗ trợ vốn đầu tư" và khoản huy động hơn 300 tỷ USD kia.

Sự sụt đổ của Silicon Valley Bank, bài học nhắc nhở cho sự "diều hâu" của Fed

Vậy tại sao một ngân hàng đang hoạt động như thế lại tuyên bố phá sản chỉ trong 2 ngày? Tôi có đọc qua một vài trang báo và tổng hợp ý kiến một vài ông lớn bên phố Wall. Một số người cho rằng là do ngân hàng này chủ yếu phục vụ lĩnh vực startup, đầu tư mạo hiểm. Cũng có vài người lại chỉ ra vì Fed nâng lãi để đối phó lạm phát, khiến các khoản đầu tư vào trái phiếu của họ bị lỗ đáng kể trên giấy tờ. Còn nhiều ý kiến khác tôi chưa tiện kể nhưng chung quy lại vẫn xoay quanh FED và lĩnh vực startup.

Sự sụt đổ của Silicon Valley Bank, bài học nhắc nhở cho sự "diều hâu" của Fed

Dẹp hết tất cả sự phức tạp sang một bên đi, dưới góc nhìn của cá nhân tôi, lý do mà SVB sụp đổ chỉ vì họ lấy nguồn vốn ngắn hạn để đem đi đầu tư dài hạn. Lỗi sai kinh điển mà nhiều năm trước Taxi Mai Linh đã mắc. Các bạn biết gì không? Hơn 59% số tiền huy động SVB đã dùng để đầu tư trái phiếu Chính phủ Mỹ. Trái phiếu là một kênh an toàn, chỉ có điều nếu bạn bán trước kỳ hạn, phải chấp nhận thua lỗ. Như người ta hay nói "mọi sự ngu dốt đều phải trả giá", và "bam!" FED tăng lãi suất khiến cho các thị trường đầu tư rơi xuống. Lợi suất trái phiếu tăng, giá coupon giảm, một khoản lỗ lớn được hình thành. Cùng với đó, khách hàng thua lỗ trong làm ăn của họ cũng bắt đầu rút tiền ồ ạt để trang trải chi phí sinh hoạt. Đứng trước hai mũi giáo nhọn, hệ quả sau cùng là một "đống đồ nát". Nhìn chung, tôi nhận thấy SVB vẫn chưa sánh được tầm ảnh hưởng của Lehman

Điều này sẽ gây ảnh hưởng nào đến thị trường chứng khoán Việt Nam

Theo quan điểm cá nhân, tôi đánh giá việc này sẽ ảnh hưởng lớn nhất đến tâm lý nhà đầu tư. Chúng ta đang sống trong thời đại bị chi phối nhiều bởi media, và đa số nhà đầu tư vẫn bị dính 'tâm lý bầy đàn". Phần lớn những nhà đầu tư thường có xu hướng đầu tư theo tin đồn, thông tin ngoài luồng chưa xác định độ chính xác, điều này tác động đến quá trình đầu tư của họ. Nên không ngoại trừ khả năng sang tuần thị trường sẽ rung lắc đôi chút. Tuần sau sẽ quyết định cả tâm lý thị trường và chính sách của FED. Mặc dù việc đóng cửa ngân hàng là điều tồi tê, và nhiều chuyên gia coi đó là dấu hiệu của một đợt suy thoái nghiêm trọng hơn. Nhưng tôi tin rằng đây là "dấu hiệu" mà chúng ta - những nhà đầu tư kỳ cựu mong chờ. Báo hiệu kết thúc hoàn toàn cho đợt suy giảm của thị trường chứng khoán.

Mong bài viết này sẽ giúp các bạn có thêm cái nhìn về vụ phá sản SVB!

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành chuyên gia trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Sói Già Vndirect Pro

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.
Mã liên quan
Giá
Biểu đồ

30.35

-0.20 (-0.65%)

Biểu đồ mã HPG

23.85

-0.20 (-0.83%)

Biểu đồ mã HSG
Xem thêm Xem thêm
7 Yêu thích
1 Bình luận 10 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải App Tài chính - Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại