menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Trung Nguyên

SSI Research: Tiêu dùng ngành F&B phục hồi yếu trong bối cảnh lạm phát gia tăng

Theo báo cáo cập nhật ngành thực phẩm và đồ uống của SSI Research, tiêu dùng cho thấy sự phục hồi sau đại dịch khi doanh thu bán lẻ tăng trưởng trong 6 tháng đầu năm 2022. 

Theo báo cáo cập nhật ngành thực phẩm và đồ uống (F&B) của Trung tâm Phân tích Chứng khoán SSI (SSI Research), tiêu dùng phục hồi yếu trong bối cảnh lạm phát gia tăng.

Cụ thể, tiêu dùng cho thấy sự phục hồi sau đại dịch khi doanh thu bán lẻ tăng trưởng trong 6 tháng đầu năm 2022. Xét về tổng thể, doanh thu bán lẻ tăng trưởng mạnh nhờ dịch vụ du lịch (tăng 94% so với cùng kỳ) và dịch vụ lưu trú, ăn uống (tăng 21%); trong khi doanh thu bán lẻ hàng hóa tăng 11,3%.

screenshot-2022-07-18-144619-1-9023-7033 data-natural-width640

Theo Kantar Worldpanel, doanh thu FMCG trong quý I/2022 tăng 0,6% ở khu vực thành thị và 3,6 ở khu vực nông thôn, trong khi theo số liệu của AC Nielsen thì thị trường FMCG trong nước tăng 2,1% về giá trị. Trong quý II/2022, SSI Research kỳ vọng tăng trưởng sẽ đạt con số cao hơn vì Việt Nam đã mở cửa trở lại từ cuối tháng 3.

screenshot-2022-07-18-144737-1-1722-2192 data-natural-width639

Các dữ liệu trên cho thấy nhu cầu phục hồi yếu hơn dự kiến, và sự phục hồi chủ yếu là do giá cả trung bình tăng lên, chứ không phải do sự gia tăng của khối lượng hàng hóa tiêu dùng. Điều này có thể là do 3 yếu tố bao gồm thu nhập khả dụng thấp hơn do các đợt giãn cách xã hội vì đại dịch, đặc biệt là ở các nhóm thu nhập thấp; lạm phát gia tăng; và nhu cầu ăn uống bên ngoài vẫn ở mức thấp sau đại dịch (do thay đổi thói quen tiêu dùng trong thời kỳ đại dịch và Việt Nam vừa mở cửa trở lại hoàn toàn từ giữa tháng 3). Theo một khảo sát hồi tháng 5 của Kantar Worldpanel, người tiêu dùng Việt Nam lo lắng nhiều hơn về giá xăng dầu, bên cạnh mối lo về việc giá cả lương thực thực phẩm tăng cao so với cùng kì năm ngoái.

screenshot-2022-07-18-145424-1-6525-9117 data-natural-width640

Tỷ suất lợi nhuận gộp của các công ty F&B bị ảnh hưởng tiêu cực bởi giá cả hàng hoá tăng cao ở các mức độ khác nhau trong năm 2022. Mặc dù các công ty F&B cuối cùng đã quyết định tăng giá bán bình quân 2% -10% trong nửa đầu năm, nhưng điều này vẫn chưa đủ để bảo vệ biên lợi nhuận gộp.

Theo SSI Research, chỉ số giá lương thực toàn cầu đã đạt mức cao mới do căng thẳng chính trị trong nửa đầu năm 2022, nhưng giá một số mặt hàng mềm bắt đầu hạ nhiệt. Cuộc chiến Nga-Ukraine đã khiến giá hàng hóa và giá dầu tăng mạnh kể từ tháng 2/2022. Cụ thể, chỉ số giá lương thực của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) đã đạt mức cao nhất kể từ năm 1990, đạt 156,3 điểm vào tháng 3/2022, tăng 17% so với đầu năm và 32% so với cùng kỳ. Mặc dù chỉ số này giảm nhẹ trong tháng 4 và tháng 5 nhưng vẫn cao hơn cùng kỳ năm trước. Sự sụt giảm của chỉ số trong tháng 5 là do chỉ số giá dầu thực vật và sữa giảm, trong khi chỉ số giá đường giảm ở mức độ thấp hơn. Trong khi đó, chỉ số giá ngũ cốc và thịt đều tăng.

screenshot-2022-07-18-155244-1-6323-2054 data-natural-width640

Xét các yếu tố quan trọng cần theo dõi trong nửa cuối năm 2022 và năm 2023, SSI Research cho rằng giá các nguyên vật liệu đầu vào chính có xu hưởng điều chỉnh giảm trong các quý tới. Do đó, tỷ suất lợi nhuận sẽ có cơ hội tăng lên hoặc duy trì khả năng phục hồi vào năm 2023.

Bên cạnh đó, nhu cầu sẽ tăng trưởng mạnh hơn trong nửa cuối năm 2022 (do giãn cách xã hội chặt chẽ trong quý III/2021) nhưng mức tăng trưởng sẽ bình thường hóa từ nửa cuối năm 2023. Trong nửa đầu năm 2023, các kênh thương mại sẽ phục hồi hoàn toàn khi khách sạn, nhà hàng, quán cà phê được mở lại hoàn toàn và lượng khách du lịch nước ngoài tăng lên (khi Việt Nam mở cửa trở lại vào tháng 3/2022). Sau khi mở cửa trở lại, SSI Research nhận thấy người tiêu dùng vẫn do dự khi ăn uống bên ngoài và nhiều cơ sở buôn bán vẫn đóng cửa sau đại dịch. Ngoài ra, đơn vị cũng chú ý tới thương vụ thoái vốn nhà nước như Vinamilk (HoSE:VNM), Sabeco (HoSE:SAB), IPO của Beerco - công ty mẹ của Sabeco, và/hoặc IPO của The CrownX (TCX) - công ty mẹ của MasanConsumer (UPCoM: MCH).

Trong khoảng thời gian 1 năm tới, SSI Research cho rằng cổ phiếu phòng thủ là lựa chọn đầu tư hợp lý trong thời kỳ lạm phát cao và chính sách tiền tệ thắt chặt.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
2 Yêu thích
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại