PMI sản xuất Việt Nam T3/2024 về tổng thể không có quá nhiều thay đổi lớn.
Theo S&P Global, PMI ngành sản xuất Việt Nam giảm về sát ngưỡng trung tính 50 điểm, đạt mức 49,9 trong T3/2024. Kết quả này cũng suy giảm so với mức 50,3 và 50,4 trong T1 & T2/2024 liền trước, nhưng mức chênh lệch là khá nhỏ, cho thấy các điều kiện hoạt động về tổng thể gần như là không thay đổi:
- Có những dấu hiệu cho thấy nhu cầu vẫn yếu trong T3/2024, được phản ánh trong các chỉ số giá cả của khảo sát PMI. Cụ thể giá bán hàng đầu ra đã giảm do các công ty tăng cường chiết khấu nhằm kích thích doanh số, điều này đại diện cho nhu cầu vẫn yếu.
Nhu cầu yếu hơn dẫn đến Số lượng đơn đặt hàng mới giảm, bao gồm cả đơn đặt hàng mới từ nước ngoài (đơn hàng xuất khẩu). Mức độ giảm của đơn hàng xuất khẩu cũng là lớn nhất kể từ T7/2023 trong bối cảnh có áp lực cạnh tranh và những vấn đề về địa chính trị. Cùng với đơn đặt hàng mới giảm, các công ty đã giảm sản lượng trong T3/2024 sau khi tăng liên tục 2 tháng (T1 & T2/2024) liền trước.
Sản lượng giảm khiến các công ty tiếp tục giảm hoạt động mua hàng đầu vào trong T3/2024, và đây là lần giảm thứ 5 liên tiếp. Các nhà sản xuất quyết định sử dụng tồn kho đầu vào để phục vụ sản xuất và đáp ứng các đơn hàng, từ đó tồn kho đầu vào đã giảm mạnh.
Tuy nhiên, một điểm tích cực hơn là các công ty đang ngày càng lạc quan rằng ngành sản xuất sẽ tăng trưởng trở lại trong những tháng tới, và mức độ lạc quan là mạnh nhất trong thời gian một năm rưỡi. "Niềm tin" này đã giúp các nhà sản xuất nỗ lực tuyển dụng trong T3/2024, từ đó tăng số lượng việc làm tháng thứ 2 liên tiếp và tốc độ tăng việc làm là nhanh nhất kể từ T10/2022.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận