Nhóm ngành xây dựng hạ tầng: Câu chuyện đầu tư hấp dẫn nhất trong năm 2023 (VCG, C4G, LCG, HHV)
Tóm tắt: Năm 2022, nền kinh tế bị bủa vây bởi nhiều yếu tố bất lợi đến từ trong và ngoài nước. Nỗ lực kích cầu kinh tế thông qua chi tiêu công của chính phủ gặp thách thức khi giá nguyên vật liệu tăng phi mã. Đến năm 2023 các khó khăn dần được giảm bớt mặc dù rủi ro không chắc chắn vẫn hiện hữu, giá nguyên vật liệu đã điều chỉnh và có xu hướng giảm.
Sự hạ nhiệt của giá nguyên vật liệu đã khơi thông ách tắc cho các dự án đầu tư công, giúp chính phủ có dư địa để nỗ lực phục hồi kinh tế. Trong đầu tư chứng khoán, một nhà đầu tư khôn ngoan là người biết nhận ra những điểm sáng triển vọng trong một xu thế vĩ mô và xuống tiền đầu tư trên xu hướng đó. Bài viết này sẽ giúp định hình cho các anh/chị những điểm sáng có thể đầu tư trong bức tranh vĩ mô đã được chấm phá qua số liệu quý 1 vừa qua.
1. Tăng trưởng GDP quý 1 ở mức thấp, nhưng nỗ lực của chính phủ đang ở mức cao.
Vừa qua, Tổng cục Thống kê công bố tình hình kinh tế quý I/2023, trong đó tăng trưởng kinh tế ước đạt 3,32% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn kịch bản tại Nghị quyết 01 (kịch bản là 5,6%). Điểm đáng chú ý nhất là chỉ số PMI đạt 47 điểm, dưới 50 trong 2 tháng liền. Chỉ số PMI dưới 50 trong những tháng đầu năm cho thấy hoạt động kinh doanh của khu vực tư nhân đang xuống dốc.
Hình 1: Tăng trưởng GDP quý I qua các năm 2011 - 2023,
nguồn: Tổng cục thống kê
Hình 2: Dữ liệu PMI Việt Nam, nguồn S&P Global
Trước diễn biến vĩ mô rất bất lợi cho tăng trưởng kinh tế trong quý 1, chính phủ sẽ phải trực tiếp tham gia vào nâng đỡ cho khối kinh tế tư nhân. Những chiến thuật mà chính phủ đã làm trong thời gian vừa qua như giảm lãi suất, sửa đổi nghị định dường như chưa đủ lực để vực dậy và đưa kinh tế tăng trưởng. Một quân bài cuối cùng phải dùng tới đó là chi tiêu công, dùng trực tiếp ngân sách nhà nước để kích cầu kinh tế, tạo hiệu ứng lan tỏa kích thích hoạt động kinh tế tư nhân. Đây là công cụ tốn kém chi phí nhất nhưng tạo ra hiệu quả cao nhất, và cũng phù hợp nhất trong bối cảnh kinh tế vĩ mô hiện tại.
Chính vì thế, thủ tướng yêu cầu năm 2023 giải ngân ít nhất 675.000 tỷ đồng vốn đầu tư công năm 2023. Sự ráo riết còn được thể hiện qua hàng loạt đốc thúc giải ngân của nhiều địa phương trong thời gian qua.
Hình 3: Những tin tức về đốc thúc đầu tư công tràn ngập khắp mặt báo
Trong lịch sử đã từng chứng kiến các sự kiện kiểu này như gói kích cầu xây dựng hạ tầng 145 tỷ đô cho kinh tế của chính phủ Trung Quốc năm 2010 đã làm thay đổi diện mạo của ngành xây dựng hạ tầng của quốc gia này. Cụ thể, cổ phiếu của Tổng công ty xây dựng đầu tư hạ tầng Trung Quốc, (vốn được hưởng lợi lớn từ chính sách kích cầu đầu tư công) đã tăng gấp 5 lần từ thời điểm công bố kích thích đầu tư công.
Hình 4: Diễn biến giá của cổ phiếu Tổng công ty xây dựng đầu tư hạ tầng Trung Quốc
trong thời kỳ bùng nổ kích thích đầu tư công ở TQ năm 2009-2014.
Việt Nam hiện nay và Trung Quốc năm 2010 có cùng thể chế chính trị về mặt khả năng ảnh hưởng của khu vực công lên nền kinh tế, tương đồng về mặt cơ cấu kinh tế và xã hội, vì vậy chúng ta có thể kỳ vọng một cơn sóng của các cổ phiếu đầu tư công tương đồng ở Trung Quốc vào thời điểm đó.
2. Nhóm cổ phiếu đầu tư xây dựng hạ tầng là những cổ phiếu hưởng lợi trực tiếp VCG, C4G, LCG, HHV
Trong kế hoạch giải ngân, có 57 dự án được giao với tổng giá trị là 100.000 tỷ đồng, trong đó lớn nhất là dự án cao tốc Bắc Nam với giá trị giải ngân lên tới 63.000 tỷ (chiếm 63% tổng ngân sách giải ngân).
Giữa một mẻ lưới mỏng trong một đại dương bao la, chúng ta nên bắt những con cá lớn. Vì vậy, chúng ta sẽ đầu tư vào những cổ phiếu nào được nhận giá trị thầu lớn trong dự án lớn nhất là cao tốc Bắc Nam giai đoạn 2, bảng dưới đây là một số các doanh nghiệp có giá trị backlog tích lũy đến kỳ thông báo nhận thầu của Bộ Giao Thông Vận Tải tính đến ngày 10/1/2023.
Hình 5: Thống kê giá trị backlog của các doanh nghiệp đầu tư công theo thời điểm
công bố 10/1/2023. Nguồn: Bộ Giao Thông Vận Tải
Qua bảng trên, VCG là doanh nghiệp niêm yết nhận được tổng giá trị backlog từ Cao tốc Bắc-Nam giai đoạn 2 lớn nhất lên tới 6.419 tỷ đồng, C4G và LCG xếp sau lần lượt. Đây đều là những doanh nghiệp sở hữu năng lực thi công tốt ở cả lĩnh vực hạ tầng giao thông, công nghiệp và dân dụng.
3. Cơ hội mua ngay vì thị giá vẫn còn rẻ
Trước tiên, một câu hỏi đáng đặt ra là quy mô của các công ty sẽ tăng lên như thế nào khi nhận thầu gói dự án này. Một dự án sẽ đóng vai trò là bước ngoặt tăng trưởng của công ty khi giá trị của nó lớn hơn 1.x doanh thu hiện tại.
Chỉ số trong bảng dưới đây sẽ thể hiện quy mô gói thầu so với doanh thu bình quân trong 2 năm vừa qua.
Hầu hết giá trị backlog của dự án đều lớn hơn 1.x quy mô doanh thu mảng xây dựng hiện tại của các doanh nghiệp so sánh. Chúng ta có thể thấy một điều thú vị ở đây là, C4G có mức tăng quy mô lớn nhất 2.8 lần khi nhận thầu dự án, tuy nhiên giá cổ phiếu lại tăng chậm hơn so với các doanh nghiệp cùng hội, và P/B cũng đang ở mức rất thấp, tương tự với HHV => Điều này ngụ ý một ý tưởng đầu tư giá trị tuyệt vời với khả năng sinh lợi lớn từ những cổ phiếu này.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận