Nhịp rũ cuối cùng trước khi vào sóng?
Với nhóm ngành ngân hàng, 2 quý đầu 2024, lợi nhuận của các ngân hàng vượt trội hơn so với VN-Index 3,7% và cao hơn so với dự báo 2,5 % nhờ sự tăng trưởng mạnh từ BID, TCB, VPB, HDB, LPB và SSB. Tăng trưởng tín dụng mạnh, NIM tăng, phí thu mạnh cùng với chi phí hoạt động (OPEX) thấp và chi phí tín dụng giảm đã thúc đẩy lợi nhuận của các ngân hàng.
Trong khi đó, mặc dù có tăng trưởng tín dụng ở mức trung bình đến cao, VCB, ACB, TPB, SHB và MSB đã phải nới lỏng chi phí hoạt động và quỹ dự phòng để bù đắp cho việc NIM bị giảm để vẫn đạt được tăng trưởng lợi nhuận ở quanh mức ~10%. Tuy nhiên, CTG, MBB, VIB, STB, OCB và EIB không đạt được dự báo khi NIM thu hẹp và các khoản dự phòng cao hơn đã ăn vào lợi nhuận ròng của họ.
Trong nửa đầu năm, lợi nhuận của toàn ngành tăng 14,1% so với cùng kỳ. Tỷ lệ nợ xấu (NPL) của các ngân hàng niêm yết ổn định ở mức 1,97% vào cuối 2Q24 không thay đổi so với cuối 1Q24, chủ yếu do tăng trưởng tín dụng mạnh ở mức +6% từ đầu năm đến cuối nửa đầu năm), nhưng mức tuyệt đối tăng 6% so với quý trước hay 22% từ đầu năm đến nay, buộc các ngân hàng phải sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng để quản lý lợi nhuận.
Nhìn về nửa cuối năm, với thực tế là sự phục hồi kinh tế đang đi, MSVN nêu dự đoán tăng trưởng tín dụng sẽ duy trì đà của 2Q24 và đạt mức 14% so với cùng kỳ vào cuối năm, bù đắp cho cho những thách thức từ NIM giảm (do lãi suất tiền gửi tăng và lãi suất cho vay ổn định) và áp lực dự phòng.
“Chúng tôi giữ nguyên dự báo lợi nhuận cho năm tài chính 2024 ở mức gần như không thay đổi là những thách thức từ NIM giảm (do lãi suất tiền gửi tăng và lãi suất cho vay ổn định) và áp lực dự phòng. Chúng tôi giữ nguyên dự báo lợi nhuận cho năm tài chính 2024 ở mức gần như không thay đổi là tăng 16,7% so với cùng kỳ năm trước”, ông Hoàng Huy, CFA, cho biết.
Lợi nhuận của ngành bán lẻ trong 2Q24 đã tăng vượt dự báo trước đó của MSVN tới 250%, nhờ vào cả tăng trưởng doanh số mạnh mẽ (+61% so với cùng kỳ năm trước) và biên lợi nhuận tăng trưởng (2,5% trong 2Q24 so với 0,4% trong 2Q23), cho thấy rõ sự phục hồi của cả nền kinh tế và nhu cầu tiêu dùng nội địa. Điều này cũng cho thấy sự tăng tốc của quá trình hợp nhất thị trường nội địa sau khủng hoảng.
Trong đó, lợi nhuận của MWG và MSN đã tăng vọt gấp 66x và 4x trong 2Q24 so với 2Q23, trong khi FRT ghi nhận lợi nhuận trong hai quý liên tiếp.
Mặc dù thị trường vàng nội địa có nhiều biến động, PNJ vẫn đạt được mức tăng trưởng lợi nhuận 27% so với cùng kỳ năm trước trong Q24 nhờ sự tăng trưởng mạnh mẽ của tất cả các phân khúc, bao gồm kinh doanh vàng 24K, bán buôn và bán lẻ trang sức. Tổng hợp nửa đầu năm, lợi nhuận đã gần như tăng gấp ba.
Mời cả nhà xem video:
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận