Ngành thép toàn cầu sắp bước vào “mùa đông khắc nghiệt"?
Trong cuộc họp bán niên của Baowu, Chủ tịch Hu Wangming đã vẽ ra một bức tranh u ám về thực trạng của ngành thép hiện nay. Ông ví von rằng ngành thép Trung Quốc đang trải qua một "mùa đông khắc nghiệt" - một giai đoạn thách thức còn tồi tệ hơn cả những cú sốc lớn trong các năm 2008 và 2015.
Biên lợi nhuận của ngành thép Trung Quốc.
Ông nhấn mạnh rằng "mùa đông này sẽ kéo dài hơn, lạnh lẽo hơn và khó chịu đựng hơn chúng ta tưởng tượng," và cảnh báo về những rủi ro liên quan đến nhu cầu và giá thép, tuy nhiên lại không nêu rõ nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng.
Thị trường thép Trung Quốc, vốn là lớn nhất thế giới, đang phát đi những tín hiệu không mấy khả quan. Sự suy thoái kéo dài trong lĩnh vực bất động sản chưa có dấu hiệu dừng lại, trong khi hoạt động sản xuất vẫn ở mức thấp.
Tình trạng nhu cầu yếu kém trong nước đã khiến các nhà sản xuất thép Trung Quốc gia tăng xuất khẩu, tạo áp lực lớn đối với các đối thủ ở châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ.
Dự báo xuất khẩu từ Trung Quốc sẽ đạt khoảng 100 triệu tấn trong năm nay, mức cao nhất kể từ năm 2016. ArcelorMittal SA, công ty thép lớn thứ hai trên thế giới, gọi đây là sự gia tăng "quyết liệt" và cảnh báo rằng nó đang đưa thị trường toàn cầu vào tình trạng "không bền vững".
Biểu hiện rõ rệt của những thách thức trong ngành, ThyssenKrupp AG của Đức đã ghi nhận sự sụt giảm mạnh về lợi nhuận. Giá quặng sắt và thép cũng đang trên đà giảm mạnh. Tại Singapore, giá quặng sắt kỳ hạn giảm 3,4% xuống còn 95,20 USD/tấn, mức thấp nhất kể từ tháng 5 năm ngoái. Tại Thượng Hải, giá thép thanh kỳ hạn giảm hơn 4%, chạm mức thấp nhất kể từ năm 2017.
Trong bối cảnh đó, Baowu đang tập trung vào việc bảo vệ nguồn tiền và giảm thiểu rủi ro. Công ty nhấn mạnh rằng "trong giai đoạn mùa đông dài và khắc nghiệt này, tiền mặt quan trọng hơn lợi nhuận," và kêu gọi các bộ phận tài chính chú trọng đến an toàn tài chính, tăng cường kiểm soát, xử lý các khoản thanh toán quá hạn và ngăn chặn các giao dịch giả mạo.
Cuộc khủng hoảng hiện tại của ngành thép Trung Quốc dường như khác biệt so với những đợt suy thoái trước đó. Trong khi các cuộc khủng hoảng năm 2008-2009 và 2015-2016 đã được giải quyết bằng các gói kích thích khổng lồ, viễn cảnh này có vẻ xa vời hơn vào năm 2024 khi Chủ tịch Tập Cận Bình đang tập trung vào việc tái cơ cấu nền kinh tế.
Sự suy thoái ngành thép đã và đang tác động đáng kể đến ngành thép Việt Nam nói riêng và ngành thép trong khu vực nói chung. Nguồn thép giá rẻ từ Trung Quốc tập trung xuất khẩu (do cầu nội địa yếu) làm tăng áp lực cạnh tranh đối với các doanh nghiệp thép tại Việt Nam. Cung hàng nhiều, khiến giá thép giảm trên thị trường quốc tế, ảnh hưởng đến lợi nhuận, thị phần xuất khẩu sang các thị trường lớn của các doanh nghiệp sản xuất thép tại Việt Nam.
Mức ảnh hưởng tới ngành thép thể hiện rõ ràng qua mức biến động thị giá cổ phiếu ngành thép, đơn cử như 3 ông lớn trong ngành thép liên tục tìm đáy mới trong thời gian vừa qua, thị giá chiết khấu sâu về các vùng đáy cũ, tuy nhiên chưa có lực cầu vào mạnh mẽ tại các vùng giá này. Lực bán vẫn đang chiếm ưu thế, kỳ vọng thị giá cổ phiếu đảo chiều đi lên trong tương lai khá thấp, trong bối cảnh khó khăn của ngành thép hiện nay.
Điều tương tự xảy ra với HSG
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận