menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Dũng Chín

Ngành dược quý 3: Chia hai thái cực

Khác với 2 quý đầu năm, bức tranh kinh doanh của doanh nghiệp ngành dược trong quý 3 có sự phân hóa rõ rệt. Một mặt chứng kiến sự lao dốc của nhiều doanh nghiệp, thậm chí có những cái tên chia tới hàng chục lần lợi nhuận so với cùng kỳ. Mặt khác là những công ty được hưởng lợi, tăng trưởng lợi nhuận.

Thống kê từ VietstockFinance, trong 31 doanh nghiệp ngành dược đã công bố BCTC quý 3, chỉ 12 cái tên báo lãi tăng trưởng, 17 doanh nghiệp giảm lãi và 2 trường hợp thua lỗ.

Lao dốc

Nhiều doanh nghiệp ngành dược lao dốc trong quý 3

Ngành dược quý 3: Chia hai thái cực

Dược Cửu Long (DCL) dẫn đầu trong nhóm giảm lãi, với mức lợi nhuận chia tới 50 lần so với cùng kỳ, chỉ đạt khoảng 600 triệu đồng. Việc giá vốn trong kỳ độn lên quá nhiều đã khiến lãi gộp của DCL chỉ bằng nửa cùng kỳ, từ đó kéo lợi nhuận giảm sâu.

Ông lớn Dược Hậu Giang (DHG) cũng ghi nhận thành quả đi lùi, lãi ròng chỉ 166 tỷ đồng trong quý 3, thấp hơn cùng kỳ 37%.

DHG cho biết, quý 3/2023 chịu tác động khó khăn từ tình hình kinh tế chung, làm giảm sức mua, khiến doanh thu trong kỳ giảm đi. Bên cạnh đó, nhiều khoản chi phí tăng lên do Doanh nghiệp tăng cường các hoạt động marketing, đầu tư phát triển sản phẩm mới nhằm thực hiện các chiến lược dài hạn, tạo lợi thế trong tương lai.

Ngành dược quý 3: Chia hai thái cực

Tuy vậy, nhờ thành quả bùng nổ có được tại 2 quý đầu năm, kết quả lũy kế của DHG vẫn tăng trưởng. Sau 9 tháng, Doanh nghiệp đạt gần 3.5 ngàn tỷ đồng doanh thu, tăng trưởng 4%; lãi ròng 790 tỷ đồng, tăng trưởng 5% và được 77% mục tiêu lãi trước thuế.

Vimedimex (VMD) cũng chứng kiến lợi nhuận giảm sâu 46%, còn 4.5 tỷ đồng, chủ yếu do doanh thu bán hàng rớt mạnh so với cùng kỳ (57%), còn 754 tỷ đồng. Dược Hà Tây (DHT) giảm 21% lợi nhuận ròng, ghi nhận 18 tỷ đồng, do chi phí và giá vốn gia tăng.

Một số cái tên lớn khác như Traphaco (TRA), Mekophar (MKP) cũng báo lãi giảm trong kỳ, lần lượt 9% và 8%. Ladophar (LDP) thậm chí còn lỗ ròng gần 1 tỷ đồng, tuy nhiên mức lỗ này thực tế giảm mạnh so với cùng kỳ (lỗ 7 tỷ đồng), nhờ việc giảm được các khoản chi phí sau khi cơ cấu lại nhân sự, hoạt động sản xuất kinh doanh, marketing và nhiều mảng chi phí khác.

Ngược dòng

Ngành dược quý 3 như chia thành 2 nửa thế giới. Một nửa là nhóm lao dốc, nửa còn lại ngược dòng hoặc giữ phong độ tăng trưởng.

Các doanh nghiệp ngành dược tăng lãi trong quý 3/2023

Ngành dược quý 3: Chia hai thái cực

Dược Việt Nam (DVN) nằm trong nhóm này. Ông lớn ngành dược tiếp tục giữ phong độ trong quý 3 với mức lợi nhuận 46 tỷ đồng, tăng 74% so với cùng kỳ, nhờ lợi nhuận của một số công ty con, doanh nghiệp liên kết tăng mạnh. Tuy vậy, nguyên nhân phần lớn nằm ở mức nền thấp của năm trước, bởi sau 9 tháng, Doanh nghiệp lãi ròng gần 292 tỷ đồng, gấp hơn 5 lần cùng kỳ.

Ngành dược quý 3: Chia hai thái cực

Dược phẩm Trung ương 1 (DP1) cũng nằm trong nhóm đạt lợi nhuận tăng mạnh với 33 tỷ đồng, gấp gần 3 lần cùng kỳ. Trong kỳ, lợi nhuận gộp cũng như tỷ suất lợi nhuận gộp đều tăng cao, trong khi chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp đều giảm.

Imexpharm (IMP) kết thúc quý 3 với lãi sau thuế 70 tỷ đồng, tăng 25% so với cùng kỳ. Dù không bùng nổ như 2 quý đầu năm, đây vẫn là mức lãi quý 3 cao kỷ lục của IMP kể từ khi niêm yết trên HOSE từ tháng 12/2006.

Doanh nghiệp cho biết, mức tăng doanh thu đến từ hoạt động mở rộng thị trường trong quý 3, kết hợp cùng việc cơ cấu lại danh mục sản phẩm, quản lý chi phí hiệu quả để khống chế mức tăng chi phí. Qua đó, lợi nhuận trong kỳ tiếp tục tăng trưởng.

Ông lớn Dược Bình Định (Bidiphar, DBD) đạt chuỗi 10 quý tăng trưởng lợi nhuận liên tiếp tại quý 3/2023, với khoản lợi nhuận 67 tỷ đồng, tăng 24%. Thành quả này đến từ việc thay đổi cơ cấu kinh doanh, đẩy mạnh bán các mặt hàng dược phẩm, qua đó kéo doanh thu gia tăng.

Ngành dược quý 3: Chia hai thái cực

Theo công bố ước tính kết quả quý 3 trước đó, Bidiphar cho biết, cơ cấu doanh thu hiện tại có tỷ trọng cao nhất thuộc nhóm chống khuẩn (27%). Thuốc ung thư chiếm 22%; dung dịch lọc màng bụng, lọc máu (11%); 8% là các thuốc giảm sốt, giảm đau, vitamin. Thuốc còn lại chiếm 32%. Tóm lại, 3 dòng sản phẩm mạnh nhất của Bidiphar là thuốc ung thư, dịch thận và nhóm kháng sinh.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại