menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Sơn Tuấn

Ngành dược ăn nên làm ra trong năm 2022

Đa số doanh nghiệp ngành dược kết năm 2022 với mức tăng trưởng dương về lợi nhuận. Những ông lớn trong ngành hầu hết đều đạt kết quả ngoài mong đợi.

Kết quả kinh doanh năm 2022 của nhóm doanh nghiệp ngành dược

Ngành dược ăn nên làm ra trong năm 2022

Báo cáo cập nhật ngành dược của SSI Research công bố ngày 28/01/2023 đề cập đến việc chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe năm 2022 đã có bước nhảy vọt tới 25% so với năm trước và hầu hết các doanh nghiệp đều ghi nhận tăng trưởng doanh thu lẫn lợi nhuận ròng ở mức 2 con số.

Ông lớn thu lớn

Không ngoài kỳ vọng, ông lớn Dược Hậu Giang (HOSE: DHG) là cái tên thu lãi “khủng” nhất nhóm doanh nghiệp ngành dược.

Trong quý 4/2022, DHG ghi doanh thu tăng 22%, đạt hơn 1.33 ngàn tỷ đồng cùng mức lãi ròng 236 tỷ đồng, tăng 66%. DHG giải thích, kết quả này có được nhờ việc kiểm soát tốt chi phí, dòng tiền, đồng thời tăng sản lượng, tồn kho nguyên liệu/thành phẩm giá thấp và tăng năng suất lao động cùng hiệu quả đầu tư, qua đó cải thiện đáng kể mức lợi nhuận thu về.

Cái kết đẹp của DHG năm 2022

Ngành dược ăn nên làm ra trong năm 2022

Với việc liên tục tăng trưởng trong 3 quý đầu năm, DHG kết năm với mức lãi sau thuế 988 tỷ đồng, tăng 27% so với năm trước, vượt 11% kế hoạch doanh thu và 29% kế hoạch lãi trước thuế.

Traphaco (HOSE: TRA) cũng kết năm bằng mức lãi tăng trưởng tốt dù quý 4 đi lùi với lợi nhuận giảm hơn 38% so với cùng kỳ, còn hơn 42 tỷ đồng. Theo đó, cả năm 2022, TRA đạt doanh thu gần 2.4 ngàn tỷ đồng, thu lãi ròng 269 tỷ đồng, đều tăng trưởng 11% so với năm trước. Công ty hoàn thành vượt 2.2% kế hoạch doanh thu và 2.5% mục tiêu lợi nhuận đặt ra cho cả năm.

Với Dược Bình Định (Bidiphar, HOSE: DBD), Doanh nghiệp trải qua quý 4 với lợi nhuận tăng ấn tượng, lên hơn 79 tỷ đồng, tương ứng tăng gần 47%. DBD giải thích, Công ty đã thay đổi cơ cấu kinh doanh và đẩy mạnh bán các mặt hàng dược phẩm, qua đó nâng doanh thu sản xuất tăng 37% so với cùng kỳ.

Quý 4 thuận lợi đã giúp kết quả năm của DBD tích cực hơn. Trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp vẫn còn khó khăn do hậu quả của COVID-19, DBD vẫn thu lãi gần 244 tỷ đồng, tăng trưởng 29%; đồng thời đạt mốc 20,000 khách hàng, tăng 21% so với năm 2021.

Quý 4 rực rỡ giúp kết quả kinh doanh của DBD tích cực hơn

Ngành dược ăn nên làm ra trong năm 2022

Imexpharm (HOSE: IMP) thậm chí có năm kinh doanh đại thành công khi đạt doanh thu và lợi nhuận cao nhất kể từ khi chính thức niêm yết vào năm 2006. Cụ thể, IMP báo doanh thu năm đạt 1.64 ngàn tỷ đồng, tăng trưởng 30%; lãi ròng 234 tỷ đồng, hơn năm trước 24%.

Quý 4/2022 cũng là quý đạt kết quả cao nhất của IMP từ trước tới nay với mức lợi nhuận 79 tỷ đồng, tăng trưởng 18.6%. Trong giải trình, Công ty cho biết đã tiếp tục mở rộng thị trường, kết thúc các chương trình bán hàng. Công ty cũng cơ cấu lại danh mục bán ra, tập trung vào các sản phẩm chủ lực có biên lợi nhuận cao, cùng với việc thị trường hồi phục hậu COVID-19 đã mang lại kết quả khả quan nêu trên.

IMP có năm kinh doanh tốt nhất kể từ khi lên sàn vào năm 2006

Ngành dược ăn nên làm ra trong năm 2022

Bức tranh ấy vẫn đúng với ngay cả FRT (CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT) - doanh nghiệp vốn hoạt động mạnh hơn trong mảng thiết bị điện tử với chuỗi FPT Shop. Trong năm qua, FRT báo doanh thu tăng mạnh, lên hơn 30 ngàn tỷ đồng (tăng trưởng 34%), nhưng lợi nhuận giảm 12%, còn 390 tỷ đồng. Tuy nhiên, mức giảm này chủ yếu do kết quả quý 4 không tốt, chịu ảnh hưởng bởi nhu cầu thiết bị điện tử sụt giảm. Trong khi đó, chuỗi nhà thuốc Long Châu ít bị ảnh hưởng hơn, đạt doanh thu ấn tượng 9.6 ngàn tỷ đồng, gấp 2.4 lần năm trước. Long Châu cũng đã đưa số lượng cửa hàng thuốc có doanh thu lên đến 937 cửa hàng trên khắp 63 tỉnh thành, mở mới 537 nhà thuốc so với đầu năm, vượt xa kế hoạch mở mới đề ra đầu năm 2022.

Một số cái tên khác ghi nhận tăng trưởng mạnh về lợi nhuận, thậm chí tính bằng lần so với cùng kỳ như MKP (gấp 2.6 lần), DBT (gấp 2.7 lần), hay PBC (gấp 2.2 lần).

Những cái tên “đứng ngoài xu thế”

Nhóm doanh nghiệp giảm lãi/thua lỗ

Ngành dược ăn nên làm ra trong năm 2022

Vinapharm (Tổng Công ty Dược Việt Nam - CTCP, HOSE: DVN) chứng kiến một năm giảm sút nặng nề về lợi nhuận, với mức lãi ròng chỉ 86.5 tỷ đồng (giảm 56%). Nguyên nhân chủ yếu ở các khoản trích lập dự phòng đầu tư tài chính - khoản mục khiến lợi nhuận sau thuế quý 4 của Doanh nghiệp giảm mạnh, thậm chí làm DVN phải báo lỗ trong quý 2.

Cùng với DVN, nhiều doanh nghiệp ngành dược khác cũng phải chấp nhận nhìn kết quả năm đi xuống, gồm VNY, MKV, VET và DAN, với mức sụt giảm lần lượt 31%, 22%, 21%, và 13%.

Có 2 cái tên đành phải báo lỗ là DP2 (Dopharma, Dược phẩm Trung ương 2) và LDP (Ladophar, Dược Lâm Đồng). Trong đó, DP2 dù báo doanh thu tăng nhẹ 5%, đạt 188 tỷ đồng nhưng lỗ ròng 23.4 tỷ đồng (năm 2021 lỗ 18 tỷ đồng), chủ yếu vì chi phí bán hàng và chi phí quản lý tăng cao.

Với LDP, Công ty lỗ ròng gần 39 tỷ đồng trong năm 2022 dù năm trước lãi 38 tỷ đồng. Trong đó, riêng quý 4 đã lỗ hơn 11.5 tỷ đồng (cùng kỳ lãi 55.4 tỷ đồng). Nguyên nhân do các chi phí hoạt động của Công ty tăng mạnh, một phần từ chi phí lãi trái phiếu, dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh và do tăng đầu tư hoạt động marketing, mở rộng thị trường…

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại