Kinh tế Việt Nam trên đà phục hồi
Nền kinh tế Việt Nam duy trì đà phục hồi trong tháng 2 bất chấp ảnh hưởng của Tết Nguyên đán.
Chỉ số quản trị mua hàng (PMI) của Việt Nam tăng lên 50,4 điểm, đánh dấu tháng thứ hai liên tiếp trên ngưỡng 50 điểm. Ngoài ra, Chỉ số Sản xuất Công nghiệp (IIP) của Việt Nam tăng 5,7% svck trong 2T24, mức tăng 2 tháng cao nhất trong giai đoạn 2022-2024. Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu trong 2T24 đạt 59,3 tỷ USD (+19,2% svck) trong khi nhập khẩu tăng lên 54,6 tỷ USD (+18,0% svck), theo ước tính của TCTK. Điều này cho thấy sự khởi đầu tích cực của lĩnh vực sản xuất trong năm 2024, trái ngược hẳn với sự sụt giảm của hoạt động sản xuất trong Q1/23. Trong khi đó, lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong T2/24 đạt 1,5 triệu (+1,3% sv tháng trước, + 64,1% svck). Trong 2T24, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 3 triệu lượt (+68,7% svck). Điều này góp phần làm tổng doanh số bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tăng 8,1% trong 2T24.
Lạm phát tăng sau khi đi ngang trong 5 tháng trước đó.
Theo TCTK, CPI của Việt Nam đã tăng lên 3,98% svck trong T2/24 từ mức 3,37% của tháng trước. Xét theo tháng, CPI có mức tăng cao nhất kể từ T10/23, chủ yếu do: 1) Giá xăng dầu trong nước tăng mạnh gần 6% trong vòng một tháng; 2) Giá thịt lợn ghi nhận đà tăng hai chữ số trong vòng hai tháng do nhu cầu cao trước Tết; và 3) Giá gạo trong nước tiếp tục tăng sau khi giá gạo xuất khẩu tăng mạnh. CPI lõi chấm dứt chuỗi giảm 11 tháng liên tiếp, ghi nhận mức tăng 2,96% hàng năm trong tháng 2 so với +2,72% hàng năm trong tháng trước.
Nhà đầu tư không còn kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất vào tháng 3, theo đó dịch chuyển kỳ vọng sang tháng 6.
DXY tăng cao hơn trong tháng 2 do CPI của Mỹ cao hơn dự kiến và dữ liệu kinh tế Mỹ mạnh hơn dự báo làm giảm khả năng Fed hạ lãi suất trước tháng 6. CPI tháng 1 của Mỹ tăng 3,1% svck, vượt mức dự kiến 2,9%. CPI lõi không đổi ở mức 3,9% svck, vượt mức dự kiến 3,7%. Trong khi CPI của Mỹ tốt hơn mong đợi, PCE lõi tháng 1, thước đo yêu thích của Fed, tăng 2,8% svck, đánh dấu mức tăng svck thấp nhất kể từ T3/21. Doanh số bán lẻ của Mỹ giảm 0,8% trong tháng 1, chấm dứt chuỗi tăng trưởng kéo dài hai tháng, thấp hơn dự đoán của các nhà kinh tế với mức giảm 0,1%. Trước dữ liệu vĩ mô trái ngược nhau, liệu số liệu một tháng có phải là yếu tố giúp xoay trục chính sách hay không là một câu hỏi hóc búa mà Fed đang phải đối mặt. Do đó, biên bản họp FOMC tháng 1 thể hiện quan chức Fed sẽ xem xét cẩn thận tín hiệu sắp bởi dữ iệu những tháng đầu năm chưa thể thể hiện toàn bộ bức tranh kinh tế.
La bàn đầu tư tháng 3: Chọn lọc cơ hội
Triển vọng trung hạn trong tháng 3: Mặc dù xu hướng VN-INDEX tương đối tích cực nhưng nhà đầu tư cũng cần lưu ý: 1) Thị trường đã đến vùng định giá hợp lý và chúng ta cần chờ kết quả kinh doanh cải thiện trong các quý tới để định giá thị trường thêm hấp dẫn; 2) Rủi ro tỷ giá cần được theo dõi cẩn thận khi tỷ giá USD/ VNĐ liên ngân hàng đã tăng 1,6% kể từ đầu năm và hiện đang tiến gần mức cao nhất mọi thời đại là 24.867. Do đó, đã đến lúc nhà đầu tư cần thận trọng trong khi việc thực hiện các giao dịch mua mới hoặc sử dụng đòn bẩy cao. Chủ đề đầu tư trong tháng 3 bao gồm các lĩnh vực sau: 1) thép; 2) chứng khoán; và 3) mặt hàng tiêu dùng thiết yếu.
Triển vọng dài hạn trong năm 2024: Chúng tôi vẫn nghiêng về kịch bản cơ sở cho thị trường chứng khoán năm 2024, theo đó VN-INDEX có thể hướng tới mục tiêu 1.350 điểm vào cuối năm 2024. Tuy nhiên, chúng tôi không loại trừ khả năng nếu kinh tế Việt Nam tăng trưởng mạnh hơn dự kiến và kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết khả quan hơn. Ở kịch bản đó, chúng tôi kỳ vọng thị trường có thể tiến về vùng trên 1.400 điểm.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận