menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Khánh Huyền

Khối ngoại bán ròng gây áp lực lớn lên VN-Index!

Nhóm cổ phiếu tài chính và bất động sản (theo hệ thống phân ngành GICS) trên TTCK Việt Nam chiếm tổng tỷ trọng lên đến hơn 57% tổng vốn hóa.

Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam trải qua tuần giao dịch trước (từ 11 đến 15-12-2023) không mấy tích cực khi chỉ số VN-Index mở cửa đầu tuần tăng điểm khá tốt nhưng đà giảm đã nhanh chóng quay trở lại trong ba phiên cuối tuần. Kết thúc tuần, VN-Index đóng cửa tại 1.102 điểm, giảm 20 điểm, tương đương giảm 1,97% so với tuần trước đó.

Trong bối cảnh thị trường trồi sụt mạnh, khối ngoại vẫn tiếp tục là điểm trừ khi bán ròng với áp lực gia tăng đột biến. Lũy kế năm phiên, khối ngoại bán ròng tổng cộng 3.347 tỉ đồng trên toàn thị trường. Đây là tuần thứ sáu liên tiếp khối ngoại bán ròng. Tuần giao dịch trước cũng là tuần cơ cấu của hai quỹ ETF ngoại lâu đời nhất trên thị trường là VNM ETF và FTSE Vietnam ETF nên phiên cuối tuần áp lực bán của khối ngoại tăng đáng kể.

Tính chung từ đầu năm 2023 đến nay, giá trị bán ròng của khối ngoại đã vượt mức 20.000 tỉ đồng trên toàn thị trường, trong đó bán ròng 22.600 tỉ đồng trên sàn HOSE. Xu hướng này thậm chí chưa có dấu hiệu dừng lại và chỉ còn cách khoảng 4.000 tỉ đồng là sẽ xóa tan mọi thành quả mua ròng của khối ngoại trên sàn HOSE (26.700 tỉ đồng) trong cả năm 2022. Danh sách cổ phiếu bị bán ròng mạnh nhất từ đầu năm đến hiện tại gồm EIB (4.300 tỉ đồng), VPB (3.300 tỉ đồng), MWG (3.200 tỉ đồng), VHM (2.500 tỉ đồng).

Bên cạnh đó, một số chứng chỉ quỹ cũng bị xả hàng ngàn tỉ đồng như FUEVFVND (2.300 tỉ đồng) hay FUESSVFL (1.900 tỉ đồng). Đà bán miệt mài của khối ngoại khiến thị trường mất đi lực đỡ quan trọng. Ngay cả trong những nhịp điều chỉnh mạnh, sức mua của khối ngoại cũng tương đối yếu ớt và họ nhanh chóng quay trở lại bán ròng ngay khi thị trường có dấu hiệu hồi phục.

Việc các cổ phiếu lọt tốp bán ròng xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Một phần đến từ hoạt động thoái vốn của những tổ chức ngoại là cổ đông lớn/cổ đông chiến lược tại doanh nghiệp. Trong khi đó, các nhóm quỹ chủ động cũng thực hiện bán ra/chốt lời một phần lượng cổ phiếu nắm giữ. Mặt khác, áp lực bán ròng của khối ngoại còn đến từ xu hướng rút vốn đang diễn ra trên một số quỹ ETF lớn. Điển hình là bộ đôi DCVFM VNDiamond ETF (FUEVFVND) và DCVFM VN30 ETF (E1VFVN30) của Dragon Capital đều bị nhà đầu tư Thái Lan xả hàng mạnh trong năm 2023. Ngoài ra, SSIAM VNFinlead ETF cũng bị rút vốn khá mạnh những tháng gần đây.

Một yếu tố khác khiến TTCK Việt Nam năm 2023 trở nên bớt hấp dẫn hơn trong mắt của khối ngoại đến từ cơ cấu thị trường tương đối mất cân bằng giữa các nhóm ngành. Theo dữ liệu từ Bloomberg, nhóm cổ phiếu tài chính và bất động sản (theo hệ thống phân ngành GICS) trên TTCK Việt Nam chiếm tổng tỷ trọng lên đến hơn 57% tổng vốn hóa. Tỷ trọng này cao hơn nhiều so với các thị trường trong khu vực như Thái Lan, Indonesia, Trung Quốc…

Nếu so với các thị trường hàng đầu trên thế giới, tỷ trọng này thậm chí còn vượt trội hơn. Trong khi đó, các lĩnh vực thu hút được sự quan tâm lớn của khối ngoại và thường được khối ngoại chấp nhận mức định giá cao như nhóm công nghệ, dược phẩm, sản xuất, dịch vụ,… lại hiện diện tương đối ít, không có nhiều cái tên tiêu biểu. Chính sự thiếu hụt này là một trong những rào cản khiến khối ngoại khó tiếp cận với chứng khoán Việt Nam.

Trên thế giới, TTCK Mỹ tiếp tục “thăng hoa”. Đóng cửa tuần, chỉ số Dow Jones tăng 3,8%; S&P 500 tăng 3,3% trong khi Nasdaq Composite tăng mạnh 4,1%. Đà khởi sắc này diễn ra trong bối cảnh sau cuộc họp chính sách cuối cùng trong năm, giới chức Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) dự đoán họ sẽ thực hiện ba lần hạ lãi suất trong năm 2024, bốn lần vào năm 2025 và ba lần nữa vào năm 2026. Cuối cùng, chi phí đi vay liên ngân hàng sẽ xuống phạm vi 2-2,25%/năm.

Cũng trong cuộc họp này, các quan chức Fed đã điều chỉnh dự báo lạm phát. Họ dự kiến lạm phát lõi sẽ giảm xuống mức 2,4% vào năm 2024, sau đó xuống 2,2% vào năm 2025 và cuối cùng chạm mục tiêu 2% vào năm 2026.

Về xu hướng TTCK, VN-Index hiện vẫn chưa thoát khỏi vùng đi ngang trong biên độ 1.080-1.130 điểm. Dòng tiền lớn dường như vẫn chưa nhập cuộc mạnh khi thanh khoản trong những phiên tăng thường thấp hơn so với phiên giảm. Đà tăng của các nhóm ngành dẫn dắt như chứng khoán, thép, bất động sản khu công nghiệp cũng không đủ dài để có thể lan tỏa trên diện rộng sang các nhóm ngành khác. Trên thực tế, các tín hiệu về đà phục hồi kinh tế đang xuất hiện dần nhưng cũng chưa thật sự rõ nét. Do vậy, dòng tiền có lý do để tiếp tục thận trọng, chưa muốn giải ngân mạnh.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Mã liên quan
Giá
Biểu đồ

65.30

-0.30 (-0.46%)

Biểu đồ mã MWG

37.90

+0.05 (+0.13%)

Biểu đồ mã VHM
Xem thêm Xem thêm
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả