Giá phân bón tăng kỷ lục, cổ phiếu có tạo sóng?
Lợi nhuận doanh nghiệp phân bón tăng kỷ lục. Lợi nhuận “khủng” có đỡ được giá cổ phiếu trong đợt suy giảm chung của thị trường?
Giá cao, doanh nghiệp lãi khủng
Tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, giá các loại phân bón đều tăng 1.000-1.900 đồng/kg so với tháng trước, đẩy giá bán lẻ DAP nội địa lên 22.400 đồng/kg, kali 19.500 đồng/kg, urê 18.200 đồng/kg.
Có nơi giá DAP tăng cao hơn hiện phân DAP tăng thêm 100 nghìn một với bao 50 kg lên gần 1,4 triệu đồng/bao, đạm và kali tăng 40-50 nghìn đồng lên hơn 950 nghìn đồng/bao.
Như Báo Giao thông phản ảnh, phân DAP tăng hơn 46%, phân MAP tăng hơn 44%, Urê tăng hơn 95%, Kali tăng hơn 102% so với năm ngoái mang tới khoản lợi nhuận lớn cho các doanh nghiệp.
Đơn cử, trong quý I/2022, Tập đoàn hóa chất Đức Giang đạt 1.500 tỷ đồng lợi nhuận, gấp hơn 5 lần so với cùng kỳ năm trước; Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (Đạm Phú Mỹ) đạt 2.522 tỷ đồng lãi trước thuế, lãi sau thuế 2.126 tỷ đồng, gấp 12 lần so với quý I/2021…
Lãi cao có đỡ được giá?
Mặc dù lợi nhuận tăng cao kỷ lục nhưng giá cổ phiếu DPM của Tổng Công ty Cổ phần Phân bón và Hóa chất dầu khí lại hoàn toàn trái ngược.
Trong phiên giao dịch ngày 16/5 khi có nhiều cổ phiếu phục hồi nhưng thị giá DPM vẫn giảm sàn 6,97% về 46.050 đồng/cổ phiếu. Đây là phiên giảm sàn thứ 3 liên tiếp của mã cổ phiếu này.
Trong chuỗi phiên giảm mạnh theo thị trường chứng khoán kể từ đầu tháng 4 tới nay, thị giá DPM đã giảm mạnh 63% nếu tính từ đỉnh ngắn hạn lập ngày 19/4.
Cổ phiếu DCM của Công ty Cổ phần Phân Bón Dầu khí Cà Mau còn giảm mạnh hơn 85,8% từ 48.500 đồng/cổ phiếu phiên 28/3 xuống còn 26.100 đồng/cổ phiếu thời điểm chốt phiên 16/5.
DCM cũng có chuỗi 7 phiên giảm liên tục, trong đó có 5 phiên giảm sàn gần đây.
Cũng không tránh được xu hướng chung của thị trường, dù lợi nhuận công ty tăng mạnh nhưng cổ phiếu DGC của Công ty cổ phần Tập đoàn Hóa chất Đức Giang vẫn giảm giá liên tục.
Không giảm mạnh như hai cổ phiếu trên nhưng DGC cũng giảm tới hơn 41% kể từ ngày 19/4 tới nay; HSI của Công ty Cổ phần Vật tư Tổng hợp và Phân bón Hóa sinh cũng giảm 64% kể từ 18/3, PSEcủa Công ty Cổ phần Phân Bón và Hóa Chất Dầu Khí Đông Nam Bộ giảm 57,% kể từ 8/3 tới nay…
Giảm mạnh nhất trong nhóm cổ phiếu ngành phân bón phải kể đến LAS của Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao giảm 111% kể từ 9/3.
Tiếp đó là BFC của Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền khi giảm 101,7% kể từ 29/3.
Áp thuế, lợi nhuận còn khả quan?
Mặc dù có lãi đạm quý I, song trong báo cáo mới đây về ngành phân bón, Công ty chứng khoán KIS Việt Nam cho rằng tốc độ tăng trưởng lợi nhuận các doanh nghiệp phân bón có thể chậm lại.
Tỷ suất lợi nhuận gộp toàn ngành đã đạt đỉnh mới trong quý I/2022 với 31,7%. Nếu giá phân bón có giảm và giá nguyên liệu tăng cao so địa chính trị đông Âu, tỷ suất lợi nhuận gộp của ngành này các quý tiếp theo có thể suy giảm.
Tuy nhiên, để hạ nhiệt giá phân bón trong nước, trước đề nghị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính đang dự thảo sửa đổi chính sách theo hướng chuyển phân bón từ đối tượng không chịu thuế sang đối tượng chịu thuế với mức thuế suất hợp lý để vừa hỗ trợ ngành sản xuất phân bón trong nước và giảm bớt khó khăn cho nông dân.
Đánh giá tác động của chính sách này nếu áp thuế xuất khẩu 5% lên phân bón, KIS cho rằng mức thuế 5% có thể không đáng kể đối với các đơn vị xuất khẩu do các công ty này có thể đạt được một khoản hậu hĩnh nhờ đơn giá xuất khẩu cao hơn giá bán trong nước.
Mặt khác, nhu cầu tiêu thụ phân bón nội địa tăng trong vụ Hè - Thu từ tháng 4 đến tháng 9 hằng năm sắp đến có thể bù đắp phần thiếu hụt doanh thu do hạn chế xuất khẩu.
Nếu không có đóng góp từ doanh thu xuất khẩu, cộng thêm tác động từ biên lợi nhuận gộp thu hẹp, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận ròng của các doanh nghiệp ngành này có thể giảm dần trong quý II tới dù kết quả vẫn khả quan so với cùng kỳ năm trước.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận