menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Thu Hương

Doanh nghiệp tôn mạ và ống thép nói gì trước thông tin đề xuất điều tra chống bán phá giá thép cán nóng nhập khẩu?

Mới đây, 9 doanh nghiệp sản xuất tôn mạ, ống thép trong nước đã cùng ký công văn gửi các cơ quan chức năng, bày tỏ lo ngại nếu Việt Nam khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm HRC nhập khẩu sẽ gây ra những hậu quả rất tiêu cực, không chỉ đối với ngành thép mà còn đối với toàn nền kinh tế và xã hội.

Trước thông tin đề nghị khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm (HRC) nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam, 9 doanh nghiệp tôn mạ và ống thép Việt Nam đã đồng loạt ký công văn gửi Văn phòng Chính phủ; Bộ Công Thương; Cục Phòng vệ thương mại; Hội Nhà báo Việt Nam; Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Hiệp hội Thép Việt Nam để trình các lập luận phản biện trước khả năng điều tra chống bán phá giá HRC nhập khẩu.

Các công ty gửi kiến nghị là Tập đoàn Hoa Sen, Công ty Cổ phần Thép TVP, Công ty Cổ phần Tôn Đông Á, Công ty Cổ phần Thép Nam Kim, Công ty Tôn Phương Nam, Công ty Cổ phần Tôn Pomina, Công ty Cổ phần Sản xuất Thép Vina One, Công ty Cổ phần Sản xuất Kinh doanh Thép Việt Nhật, và Công ty Cổ phần Kim khí Nam Hưng.

Doanh nghiệp tôn mạ và ống thép nói gì trước thông tin đề xuất điều tra chống bán phá giá thép cán nóng nhập khẩu?
Các doanh nghiệp nghiệp sản xuất tôn mạ, ống thép cho rằng, không có căn cứ pháp lý để khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với HRC nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam.

Các doanh nghiệp tôn mạ, ống thép trên cho rằng, không có căn cứ pháp lý để khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với HRC nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam, đồng thời lo ngại rằng, nếu Việt Nam khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm HRC nhập khẩu sẽ gây ra những hậu quả tiêu cực.

Theo công văn trên, hiện HRC là nguyên liệu chính để sản xuất các sản phẩm tôn thép mạ kẽm, mạ lạnh, mạ màu, ống thép, thép kết cấu và các sản phẩm thép khác được sử dụng trong nhiều ứng dụng của ngành xây dựng, cơ khí và các ngành công nghiệp khác. Bất kỳ diễn biến bất lợi nào xảy ra với nguồn nguyên liệu HRC cũng có thể gây ảnh hưởng đến toàn ngành thép.

Theo báo cáo của Hiệp hội Thép Việt Nam, hiện nhu cầu tiêu thụ HRC của Việt Nam khoảng 10 triệu đến hơn 13 triệu tấn/năm, vừa phục vụ cho việc sản xuất thành phẩm, vừa dự trữ lượng hàng tồn kho cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Tại Việt Nam, chỉ có hiện có hai doanh nghiệp là Hòa Phát và Formosa Hà Tĩnh có khả năng sản xuất sản phẩm HRC. Theo thông tin chính thức từ hai doanh nghiệp này, tổng công suất thiết kế sản xuất HRC tại Việt Nam chỉ ở mức 8,2 triệu tấn/năm.

Theo Báo cáo Hiệp hội Thép Việt Nam tháng 12/2023, sản lượng HRC do hai doanh nghiệp sản xuất trong nước bán tại thị trường nội địa trong năm 2023 đạt 3,403 triệu tấn, được phân bổ bán cho các doanh nghiệp sản xuất tôn mạ, tôn màu, ống thép để làm nguyên liệu phục vụ cho công đoạn sản xuất kế tiếp, phần còn lại dành cho các thị trường xuất khẩu.

Như vậy, sản lượng các nhà sản xuất HRC Việt Nam bán tại thị trường nội địa hiện chỉ có thể đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu HRC của cả nước. Chính vì nguồn cung HRC trong nước đang không thể đáp ứng đủ nhu cầu, buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải nhập khẩu.

Cũng theo các doanh nghiệp gửi kiến nghị nói trên, tại Điều 78, Luật Quản lý Ngoại Thương số 05/2017/QH14 quy định: “Không áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu có biên độ bán phá giá không vượt quá 2%”.

Trong khi, theo tính toán biên độ phá giá dựa trên các dữ liệu giá bán nội địa của sản phẩm HRC tại thị trường Trung Quốc từ S&P Global trong giai đoạn 01/01/2023 – 31/12/2023; đơn giá xuất khẩu trung bình HRC từ Trung Quốc vào Việt Nam theo điều khoản CFR; và ước tính giá xuất khẩu sau khi loại trừ tất cả các chi phí liên quan để điều chỉnh về giá xuất khẩu tại xưởng của sản phẩm HRC từ Trung Quốc vào Việt Nam, thì biên phá giá ước tính chỉ ở mức 1,26%. Vì vậy, không có căn cứ pháp lý để khởi xướng chống bán phá giá đối với sản phẩm HRC nhập khẩu từ Trung Quốc.

Doanh nghiệp tôn mạ và ống thép nói gì trước thông tin đề xuất điều tra chống bán phá giá thép cán nóng nhập khẩu?
HRC là nguyên liệu chính để sản xuất các sản phẩm tôn thép mạ kẽm, mạ lạnh, mạ màu, ống thép, thép kết cấu và các sản phẩm thép khác.

Mặt khác, theo phân tích của 9 công ty tôn mạ và ống thép, việc thép HRC nhập khẩu cũng không gây ảnh hưởng đến sản xuất trong nước. Cụ thể, năm 2019, tổng lượng bán HRC do các công ty Việt Nam sản xuất đạt mức 4.095.490 tấn. Đến năm 2020, lượng bán đạt được sự tăng trưởng nhất định lên 4.287.458 tấn, tăng khoảng 4,68% so với cùng kỳ năm trước.

Sự tăng trưởng nhanh chóng và đột ngột trong lượng bán HRC do các công ty Việt Nam sản xuất diễn ra từ năm 2020 đến năm 2021, với lượng bán tăng mạnh từ 4.287.458 tấn trong năm 2020 lên 7.129. 809 tấn trong năm 2021, tăng khoảng 66,28% so với năm trước.

Mặc dù không tăng vọt như giai đoạn trước, nhưng giai đoạn 2021 - 2022, lượng bán vẫn được duy trì ở mức cao và sau đó tiếp tục chứng kiến sự tăng trưởng khá mạnh mẽ trong giai đoạn 2022 – 2023 khi lượng bán HRC do các công ty Việt Nam sản xuất tăng từ 6.192.018 tấn trong năm 2022 lên 6.808.337 tấn trong năm 2023, tăng khoảng 9,94% so với cùng kỳ.

Như vậy, hoàn toàn không có thiệt hại của ngành sản xuất HRC tại Việt Nam khi lượng bán HRC do các công ty Việt Nam sản xuất tăng trưởng tốt trong giai đoạn 2019 – 2023.

Theo Luật Quản lý Ngoại Thương, các đơn vị sản xuất HRC trong nước phải chứng minh được thiệt hại của ngành sản xuất HRC nội địa, mới đủ điều kiện khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với HRC nhập khẩu.

Công văn của tập thể 9 công ty tôn mạ và ống thép cũng chỉ rõ thực tế, giá bán HRC từ các doanh nghiệp trong nước luôn cao hơn so với giá nhập khẩu từ 10 – 20 USD/tấn, cao điểm có thể chênh lệch tới 40 – 50 USD/tấn.

Dù giá bán cao nhưng thực tế, nguồn cung trong nước trong tình trạng không có đủ HRC để bán, bởi các doanh nghiệp tôn mạ và ống thép Việt Nam phải mua HRC được sản xuất tại Việt Nam vì có một số quốc gia xuất khẩu có yêu cầu đặc biệt về nguồn nguyên liệu.

Cụ thể, các doanh nghiệp sản xuất HRC trong nước đang được hưởng lợi rất lớn khi bán HRC tại thị trường nội địa, vì hiện các doanh nghiệp tôn mạ và ống thép tại Việt Nam đang ưu tiên sử dụng nguyên liệu HRC được sản xuất tại Việt Nam để sản xuất các đơn hàng xuất khẩu sang Hoa Kỳ, Mexico vì phải chứng minh nguồn gốc xuất xứ để không bị áp thuế chống lẩn tránh hoặc phù hợp với các quy định theo Hiệp định CPTPP. Xuất khẩu sang các nơi yêu cầu C/O Form B như Qatar, Oman Đài Loan (Trung Quốc) cũng yêu cầu sử dụng nguyên liệu HRC được sản xuất tại Việt Nam…

Cũng theo các doanh nghiệp nói trên, nếu Việt Nam áp thuế chống bán phá giá bị áp cho HRC từ Trung Quốc vào Việt Nam sẽ khiến cho các công ty Trung Quốc chuyển hướng xuất khẩu sang các thị trường khác và không xuất khẩu HRC vào Việt Nam nữa, dẫn đến các đơn vị sản xuất HRC trong nước sẽ độc quyền nguồn cung HRC tại Việt Nam. Cuối cùng, những khoản tăng chênh lệch, phát sinh người tiêu dùng cuối cùng phải gánh chịu.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Mã liên quan
Giá
Biểu đồ

28.40

-0.15 (-0.53%)

Biểu đồ mã HPG

19.40

-0.20 (-1.02%)

Biểu đồ mã HSG
Xem thêm Xem thêm
3 Yêu thích
10 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại