Định hướng vĩ mô trong chu kỳ sắp tới
Định hướng trong bối cảnh câu chuyện tiền tệ sẽ là tác nhân chính khiến các lớp tài sản tăng giảm giá trong chu kỳ này, chu kỳ sau sẽ phụ thuộc rất nhiều vào nội lực kinh tế, nội lực của các ngành nghề và doanh nghiệp mà mọi người đi đầu tư. Nhưng trong chu kỳ này e tin rằng tài sản tăng giảm là do chính sách tiền tệ.
Giá tài sản đi xuống trong khoảng 6 tháng cuối năm 2022, song song với đó là môi trường lãi suất tăng mạnh, lãi suất tăng thì chứng khoản giảm là mối quan hệ nghịch tương quan chứ không phải kinh tế đi xuống. Kinh tế sẽ đi xuống và phát triển chậm lại trong năm 2023 có nghĩa tài sản đổ đèo trước.
Tài sản sẽ đi, theo chính sách tiền tệ, chính sách tiền tệ thắt chặt thì tài sản rớt. CS tiền tệ không thắt chặt tài sản sẽ phục hồi, giá trị tài sản trong giai đoạn qua phục hồi nhờ vào sự kỳ vọng của nhà đầu tư về chính sách không còn thắt chặt và bắt đầu nới lỏng hơn trong năm 2023. Đó là lý do e nói cái tiền tệ sẽ là cái đi trước, cái kinh tế sẽ là cái rơi sau. Đôi khi mọi người dính vào cổ phiếu rớt và làm cho tài sản mọi người rớt quá nhanh trong chu kỳ vừa rồi. chúng ta thường sử dụng các bài học từ quá khứ để làm hành trang trong tương lai nhưng điều đó chưa chắc là đúng vì chạy nhanh bảo toàn vốn nhưng chạy nhanh không giúp cho mọi người ra tăng tài sản được, đa phần mọi người chạy nhanh là vì đã trải qua các cú sụt giảm của thị trường trong quá khứ.
Em chia sẻ các giá trị tài sản rẻ cũng gần hết rồi, ngày xưa cách đây 1-2 tháng tìm doanh nghiệp dưới giá trị sổ sách của 1 cố phiếu rất nhiều, ngay cả HPG ngày xưa cũng dưới giá trị sổ sách, chứng khoán dưới giá trị sổ sách, ngân hang dưới giá trị sổ sách, KCN cũng nhiều doanh nghiệp dưới giá trị sổ sách nhưng ở thời điểm hiện tại tìm được doanh nghiệp như vậy là hiếm, đồ rẻ gần qua đi rồi, chu kỳ mua đồ rẻ gần hết rồi và phải chuyển sang chuyển trục sang 1 cái gì đó hấp dẫn hơn trong năm 2023. Câu chuyện nói để làm gì để cho mọi người hiểu động lực nào để cổ phiếu tiếp tục tăng giá trong năm 2023? Nó phải phụ thuộc rất nhiều vào kinh tế, tiền tệ đã phản ánh vào giá rồi. 1 cổ phiếu giá 10k-20k ( tăng 100%).
Câu hỏi đặt ra là động lực nào khiến cổ phiếu tiếp tục tăng giá. Động lực ngắn hạn vẫn là tiền tệ, nhưng mọi người muốn đầu tư nhiều hơn giá cổ phiếu tăng nhiều hơn phải phụ thuộc vào kinh tế và nội tại cách làm ăn của doanh nghiệp đó là góc nhìn của e về định hướng, mọi người không thể trông chờ vào việc nước ngoài mua ròng được. E cho rằng nước ngoài mua nhiều trong cuối năm là có ý đồ nhưng chưa chắc câu chuyện ấy tiếp diễn trong năm sau. Họ mua vì chính sách tiền tệ, họ mua về định giá. Nếu như CS tiền tệ đã được thực hiện, định giá k còn quá rẻ, động lực nào để họ tiếp tục mua tiếp?. Mọi người không thể trông chờ đầu tư vào khối ngoại được. Chúng ta vừa trải qua 1 giai đoạn phục hồi mạnh nhưng không có nghĩa là việc mua , đầu tư chúng ta chủ quan được. Năm sau các ý tưởng đầu tư bắt đầu ít lại. Tại vì đồ rẻ rất nhiều đồ rẻ nhưng khi đồ hết rẻ muốn nó tăng giá , nó phải có tính chất hấp dẫn. Chu kỳ sau tính phân hóa của nó rất mạnh buộc chúng ta phải tìm các ngành nghề và doạnh nghiệp đột phá có tính chất hấp dẫn rất cao trong năm 2023 thậm chí năm 2024. Chu kỳ này là 1 chu kỳ tiền nhân ra tiền, giá trị tài sản nhân ra tài sản, chu kỳ sau tính phân hóa rất mạnh.
Chúng ta nói tiền tệ dễ thở còn kinh tế chậm lại, tài sản tăng, giảm là theo tình hình kinh doanh mà kinh tế chậm lại thì kinh doanh sẽ phát triển. Kinh doanh khó thì giá cổ phiếu khó, khó có sự đột biến. Chúng ta nên tìm các ý tưởng cho tương lai để chuẩn bị sẵn sang cho chu kỳ sắp tới.Thị trường đang phản ánh câu chuyện của tiền tệ. giai đoạn vừa rồi nhóm BDS giảm mạnh do force sell ảnh hưởng tới các nhóm ngành khác liên quan, nên khi hồi mạnh hơn thị trường . Nguyên nhân là việc rẻ ra , khối ngoại mua ròng ra là phù hợp vs chính sách tiền tệ. Chính sách tiền tệ đi từ lạm phát, lạm phát hạ nhiệt điểm đến tiếp theo là tỉ giá. Trong giai đoạn vừa rồi tỉ giá giảm rất mạnh, và tỉ giá ở vùng này liên tục giảm tức là việc giảm mạnh rồi rất khó phục hồi. các doanh nghiệp bất lợi tỉ giá quý 3 sẽ được hưởng lợi quý 4 và thậm chí năm sau. Lãi suất VN tăng lên là do tỉ giá chứ không phải do lạm phát, đôi khi mọi người nghĩ FED giảm lãi suất thì VN mới giảm LS? Chưa chắc đâu nha. Nếu như việc mình tăng giảm lãi suất không phải do lạm phát rồi thì mình sẽ hạ ls khi ổn định hơn nên e kỳ vọng môi trường hạ ls sẽ xảy ra sớm trong năm 2023 vì dù gì kinh tế toàn cầu đang gặp khó, mà muốn kinh tế tốt dần lên là ls hạ nhiệt. muốn đạt chỉ tiêu tăng trưởng cách tốt nhất giảm lãi suất doanh nghiệp. Khi LS giảm các ngành nghề chiếm dụng vốn sẽ được hưởng lợi, mà chiếm dụng vốn nhiều nhất là Bđs, Bđs KCN, năng lượng, sản xuất. đặc biệt là sản xuất công nghiệp nặng ví dụ như là sắt thép.đó là điểm đến của chính sách tiền tệ, mọi người đi đầu tư nên quan tâm chính sách tiền tệ,Chỉ cần chính sách tiền tệ thay đổi thì nhóm cổ phiếu này sẽ sống khỏe. Câu chuyện tiền tệ 1 tháng trước, câu chuyện tiền tệ 1 tháng sau chưa có chuyện thay đổi. Câu chuyện thứ 2 là câu chuyện kinh tế: đây có thể coi là thách thức nhưng cũng là câu chuyện để chúng ta. Chính sách kinh tế đến từ 2 vấn đề: nội lực của nền kinh tế và chính sách tài khóa.
Thứ 1 Nội lực kinh tế: Chu kỳ kinh tế phục hồi, sẽ phục hồi kinh tế trọng điểm VN: Ngân hang, BĐS, Chứng khoán trong đó có ngành nghề phụ trợ: BDS KCN các ngành nghề về năng lượng, công nghệ, bán lẻ. Năm sau là 1 năm khó tốc độ tăng trưởng sẽ chậm lại, tốc độ tăng trưởng ngành bán lẻ 14-17%. Điều kiện tăng trường ngành này chậm lại chỉ còn 9-10% chúng ta chọn lựa cổ phiếu thật kỹ càng, không phải mỗi cổ phiếu trong ngành đều tăng giá, tương tự như vậy áp dụng cho các ngành nghề khác, ngân hang, BDS, chứng khoán cũng vậy.
Thứ 2 Chính sách tài khóa: CS tài khóa chỉ được kích thích có vấn đề, nếu điều kiện không có vấn đề chính phủ sẽ không can thiệt , kỳ vọng vào các gói kích thích kinh tế năm 2023 ý tưởng cũng có nhưng chưa có nhiều luận điểm. CS tài khóa có 2 vấn đề: vấn đề đầu tiên các quốc gia hay làm : hạ ls mà việc hạ ls toàn cầu sẽ khó vì chúng ta vẫn đang đối diện với vấn đề lạm phát toàn cầu, việc hạ ls không phải là giải pháp hay. Nhưng ở VN kỳ vọng việc hạ ls vì VN ít ảnh hưởng của lạm phát. Môi trường ls VN sẽ dễ thở hơn trong năm 2023. Vấn đề thứ 2: tăng dòng vốn đầu tư công. Vấn đề hành chính vn quá rườm rà, đẩy nhanh tiến độ đầu tư công gặp rất nhiều trở ngại. Kinh tế gặp khó CS tài khóa sẽ ra tay: 1 là hạ ls 2 đầu tư công. Không dám hạ ls thì phải kích thích đầu tư công.
Nhóm thứ 3: Nhóm hưởng lợi từ trung quốc mở cửa.
Tier 1: Dầu, cao su săm lốp, cá tra, lợn - do nhu cầu đi lại và ăn uống nhà hàng sẽ đến sớm nhất.
Tier 2: Vật liệu xây dựng, dệt may - cùng với bơm tiền cho BĐS thì việc mở cửa sẽ giúp ngành BĐS và xây dựng bên TQ phục hồi nhanh hơn, tất nhiên những ngành này sẽ cần thêm chút thời gian để ngấm. (Riêng ngành BĐS và Xây dựng trong nước mình thì phải tự chữa thôi chứ TQ không tác động được)
Tier 3: Hàng không, KCN - Khách TQ chiếm rất lớn trong mảng quốc tế, nếu mở hẳn thì mấy ông bay sẽ hồi kha khá, chưa kể đi lại nhiều sẽ thúc đẩy thuê và mở rộng KCN của các doanh nghiệp TQ.
=>Kinh tế VN sẽ được buff kha khá trong năm sau.
Đây là các ý tưởng Về tiền tệ sẽ sát từ đây đến cuối năm. Kinh tế nên phân tích lựa chọn cổ phiếu chu kỳ sau, chu kỳ năm 2023.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận