Điều gì sẽ làm sóng thép kéo dài đằng sau 2 vụ kiện?
Ngành thép hiện tại đang có 2 vụ kiện chống bán phá giá.
Vụ kiện thứ nhất liên quan đến sản phẩm thép mạ có xuất xứ từ Trung Quốc và Hàn Quốc - khởi xướng bởi các doanh nghiệp đại diện cho ngành sản xuất trong nước gồm 5 công ty: Công ty CP tập đoàn Hoa Sen; Công ty CP Thép Nam Kim; Công ty Tôn Phương Nam; Công ty CP Tôn Đông Á và Công ty CP China Steel & Nippon Steel Việt Nam.
Ngày 14/6/2024 Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 1535/QĐ-BCT quyết định điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá với một số sản phẩm tôn mạ có xuất xứ từ Trung Quốc và Hàn Quốc, ngành sản xuất trong nước đã cáo buộc các sản phẩm thép mạ từ Trung Quốc và Hàn Quốc đã và đang bán phá giá vào thị trường Việt Nam và hành vi bán phá giá này đang gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nướ
Vụ kiện thứ 2 liên quan đến sản phẩm HRC có nguồn gốc từ Trung Quốc và Ấn Độ Có hai doanh nghiệp đại diện cho ngành sản xuất trong nước là Tập đoàn Hòa Phát (HPG) và Formosa Hà Tĩnh, nộp hồ sơ khởi xướng điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép cán nóng từ Ấn Độ và Trung Quốc.
Cùng ngày 14/6/2024 Cục Phòng vệ thương mại tiếp nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép cán nóng từ Cộng hòa Ấn Độ và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Trong thời hạn 45 ngày, tính từ ngày xác nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ; Cơ quan điều tra sẽ thẩm định hồ sơ để trình Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét tiến hành điều tra hoặc không tiến hành điều tra vụ việc.
2 thông tin hỗ trợ cho nhóm cổ phiếu thép ngày hôm nay có thiên hướng trái chiều, trong trường hợp vụ kiện thứ 2 được BCT quyết định điều tra, điều này lại gây bất lợi cho các doanh nghiệp ngành tôn mạ,các doanh nghiệp tôn mạ và ống thép – những đơn vị sử dụng nguyên liệu đầu vào là thép cán nóng (HRC) để sản xuất các loại thép thành phẩm gồm tôn mạ, ống thép, thép kết cấu và các loại thép khác.
Tuy nhiên đằng sau thông tin hỗ trợ ngày hôm nay 17/6/2024, chúng ta cần nhìn vào triển vọng KQKD cả ngành thép đã có sử khởi sắc kể từ Q1.2024, đặc biệt là HPG. Sản lượng thép của cả ngành đều phục hồi so với cùng kỳ. Đối với HPG, sản lượng thép tháng 4 tăng trưởng mạnh ở cả thép xây dựng và tôn mạ, đặc biệt là sản lượng thép ở Miền Bắc trong tháng 4.2024.
(1) Giá thép xây dựng đang ở vùng đáy và HRC : Giá thép Việt Nam thường biến động với giá thép Trung Quốc. Tuần vừa rồi Trung Quốc tiếp tục ban hành Kế hoạch hành động bảo tồn năng lượng và giảm thiểu carbon, việc kiểm soát thép thô vẫn sẽ được tiếp tục trong năm 2024,nguồn cung thép tại các tỉnh sản xuất thép lớn như Sơn Đông, Nam Kinh dự báo tiếp tục bị thắt chặt. Trong khi đó về phía cầu, khả năng phục hồi từ nhu cầu vẫn còn giữ nguyên, PBoC thông công bố gói kích thích thị trường bất động sản trị giá 300 tỷ NDT tương đương 42 tỷ USD cho vay mua nhà. Tiêu thụ thép đang giảm trong thời điểm này do thời kỳ trái vụ, tuy nhiên mức giảm đang thu hẹp và chạm đáy.
(2) Giá than cốc xu hướng giảm kể từ đầu tháng 5/2024, tính đến thời điểm hiện tại, giá than cốc giảm hơn 6.08% so với mức đỉnh hồi tháng 5
(3) Dự án Dung Quất 2 sớm đưa vào hoạt động sẽ giúp tăng quy mô doanh thu và lợi nhuận đáng kể cho HPG. Với việc Ban lãnh đạo giàu kinh nghiệm vận hành từ những cú đấm thép nhà máy Hưng Yên và Dung Quất 1 trong quá khứ. GTJA cho rằng thời điểm timming thị trường của HPG sẽ đúng lúc Dung Quất 2 đi vào hoạt động sẽ đâu đó rơi vào chu kỳ tiếp theo của ngành thép và Bất động sản. Với lợi thế quy mô lớn HPG sẽ tiết giảm được giá thành sản xuất, tao ra sản phẩm cạnh tranh trong chu kỳ mới của thị trường.
(4) Mức nền lợi nhuận thấp, lợi nhuận chạm đáy trong Q2.Q3.Q4 2023 tạo ra một mức cơ sở thấp cho sự tăng trưởng về lợi nhuận trong năm 2024 của cả HSG và HPG.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận