Đánh giá các doanh nghiệp ngành dầu khí
Kính mời quý độc giả, nhà đầu tư cùng đánh giá ngành dầu khí và triển vọng đầu tư vào các doanh nghiệp trong ngành này đang niêm yết trên sàn chứng khoán
Hoạt động gia tăng trữ lượng dầu khí suy giảm do giá dầu thấp
Năm 2015, sự bùng nổ của dầu đá phiến đã khiến giá dầu thế giới suy giảm mạnh. Hoạt động đầu tư tìm kiếm các mỏ dầu mới theo đó bị cắt giảm ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Tổng giá trị đầu tư thăm dò của PVN giai đoạn 2016 – 2019 giảm xuống còn 0.5 tỷ USD từ mức 2 – 2,5 tỷ USD trước năm 2015. Trữ lượng Dầu khí gia tăng của Việt Nam theo đó cũng suy giảm mạnh từ 40,5 triệu tấn quy dầu năm 2015 xuống mức thấp nhất 4 triệu tấn quy dầu năm 2017 và hiện vẫn chỉ ở mức 13,38 triệu tấn quy dầu. Sự hồi phục của giá dầu trong giai đoạn 2017 - 2019 nhờ chính sách cắt giảm sản lượng của OPEC và Nga đã mở ra hy vọng hồi phục cho ngành Dầu khí Việt Nam. Tuy nhiên dịch bệnh Covid-19 bùng phát trong năm 2020 đẩy mặt bằng giá dầu xuống sâu và hiện chỉ ở mức xung quanh 43 USD/thùng, thấp hơn điểm hòa vốn của các dự án dầu khí tại Việt Nam là 50 – 54 USD/thùng khiến cho hoạt động khai thác thăm dò dự báo tiêp tục bị ảnh hưởng.
Các dự án Dầu khí lớn bị chậm triển khai
Dự án Lô B – Ô Môn. Hai nhà đầu tư chính của siêu dự án Lô B là Mitsui Oil Exploration (MOECO) của Nhật Bản và PTT Exploration & Production (PTTEP) của Thái Lan đã thông báo rằng dự án chỉ có thể đi vào hoạt động thương mại vào T9.2024, chậm tiến độ một năm so với kế hoạch. Tuy nhiên nếu như các vướng mắc về đầu tư dự án nhà máy điện Ô Môn 3 (có vốn ODA) không được thao gỡ, đồng thời quyết định đầu tư (FID) chưa được phê duyệt trước tháng 3/2021, chuỗi dự án có nguy cơ sẽ tiếp tục chậm tiến độ hơn nữa.
Cá Voi xanh. Exxon Mobil hiện là chủ đầu tư chính của dự án Cá Voi Xanh với tỷ lệ sở hữu 64%. Mặc dù vậy trước ảnh hưởng của Covid-19, Exxon Mobil quyết định cắt giảm 30% chi phí đầu tư cũng như dự báo thiếu hụt 48 tỷ USD tiền mặt cho đến hết năm 2021 có thể khiến cho việc triển khai dự án Cá Voi Xanh bị chậm trễ.
Kế hoạch cắt giảm sản lượng của OPEC+ và Vaccine cho Covid-19 giúp giá dầu hồi phục mạnh hơn trong năm 2021
Trong tháng 5, OPEC đã đạt thỏa thuận cắt giảm sản lượng 9,7 triệu tấn từ T5 – T6 (kế hoạch mới kéo dài tới T7), 7,7 triệu tấn cho những tháng còn lại của năm 2020 và 5,8 triệu tấn từ T1.21 đến T4.22. Điều này đã giúp giá dầu thô hồi phục mạnh mẽ. Tuy nhiên tình hình COvid-19 trên thế giới vẫn đang diễn biến rất phức tạp dẫn đến một số nước phải tái sử dụng các biện pháp phong tỏa và giãn cách xã hội làm giảm nhu cầu dầu thô.
Trong báo cáo T10, OPEC đã hạ dự báo nhu cầu dầu thô trong giai đoạn Q4.20 và năm 2021 vì vậy kỳ vọng tổ chức này có thể chưa vội nới lỏng chính sách cắt giảm sản lượng ngay trong T1.2021. Bên cạnh đó, nhiều thông tin cho thấy Vaccine có thể bắt đầu được sử dụng từ nửa cuối năm 2021. Việc duy trì cắt giảm sản lượng sâu và Vaccine được triển khai sẽ là những yếu tố giúp giá dầu hồi phục mạnh mẽ trong năm 2021. Theo dự báo của một số tổ chức, định chế lớn trên thế giới, giá dầu trung bình năm 2021 sẽ tăng 14,3%YoY lên 48,45 USD/thùng.
Nhập khẩu LNG từ năm 2021/2022 để đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn
Hiện 80% sản lượng khí tiêu thụ tại thị trường Việt Nam dành cho phát điện. Tuy nhiên, theo dự báo, sau 2025, thị trường nhiên liệu khí sẽ rất căng thẳng do sản lượng khai thác khí của Việt Nam giảm mạnh, dẫn đến thiếu sản lượng khí cho sản xuất điện trong lương lai. Vì vây các hoạt động nhập khẩu khi LNG được đẩy mạnh để có thể đáp ứng nhu cầu trong nước.
Theo Quy hoạch phát triển ngành Công nghiệp khí ở Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2035, Việt Nam sẽ nhập khẩu LNG với khối lượng 1 đến 4 tỷ m3/năm cho giai đoạn 2021-2025, tăng lên 6 đến 10 tỷ m3/năm cho giai đoạn 2026-2035. Trong số đó, phần lớn lượng LNG nhập khẩu sẽ sử dụng để sản xuất điện, phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Bộ Công Thương dự kiến Việt Nam sẽ xây 3-4 kho nhập khẩu LNG với tổng công suất mỗi kho 3 triệu tấn/năm trong giai đoạn 2021 – 2025, và xây khoảng 5 – 6 kho nhập LNG cùng công suất vào giai đoạn 2026- 2035 để phục vụ việc nhập khẩu LNG về Việt Nam
Đánh giá triển vọng của một số doanh nghiệp dầu khí
KQKD 9T.20 vẫn khả quan. Doanh thu đạt 190 triệu USD, tăng 47,8%YoY và LNST 5,3 triệu USD, tăng 152,9%YoY. PVD ghi nhận tăng trưởng tích cực nhờ (1) Tăng trưởng mạnh mẽ mảng giếng khoan (2) Lợi nhuận lớn từ liên doanh với Baker Hughes và (3) Hoàn nhập trích lập dự phòng nợ xấu từ PVEP.
Giá cho thuê gian khoan 9T đạt 62.200 USD/ngày tăng 7,2%YoY tuy nhiên hiệu suất sử dụng gian khoan giảm 7,3%yoY. Đặc biệt, trong Q3.2020, hiệu suất sử dụng gian khoan giảm mạnh xuống còn 55% cho thấy giá dầu thấp đã bắt đầu tác động tiêu cực tới nhu cầu sử dụng giàn khoan.
KQKD ngắn hạn dự báo sẽ bị ảnh hưởng do hiệu suất sử dụng gian khoan và giá cho thuê giàn suy giảm. Tuy nhiên chúng tôi cho rằng lợi nhuận cốt lõi sẽ phục hồi mạnh mẽ trong nửa cuối năm 2021 khi giá dầu hồi phục và giàn TAD bắt đầu đi vào khai thác từ T8/2021.
KQKD quý 3 tích cưc với doanh thu thuần 5.658 tỷ (+21,7%YoY) và LNTT 93 tỷ (+38,7%YoY) nhờ ghi nhận lợi nhuận từ dự án Sao Vàng- Đại Nguyệt và Gallaf Qatar. Mặc dù vậy lũy kế 9T, LNTT của PVS vẫn giảm 6,4%YoY.
Triển vọng KQKD 2021 không khả quan dựa trên tổng giá trị hợp đồng còn lại đã được xác nhận cho mảng Cơ khí dầu khí giảm 44%YoY. Trong khi đó các dự án lớn như Lô B – Ô Môn, Cá Voi Xanh bị chậm triển khai.
KQKD kém khả quan. Trong Q3.20, GAS đạt doanh thu 15.937 tỷ và LNST 2.068 tỷ, lần lượt giảm 16% và 29% so với cùng kỳ. Lũy kế 9T, doanh thu đạt 48.625 tỷ (-16%YoY) và lãi ròng 6.247 tỷ (-31%YoY).
Sản lượng khí cung cấp năm 2021 tăng nhờ nguồn khí bổ sung thêm từ Sao Vàng Đại Nguyệt. T11.20, mỏ Sao Vàng Đại Nguyệt chinh thức cung cấp dông khí đầu tiên. Sản lượng khí từ mỏ này có thể đạt khoảng 1,5 tỷ m3 mỗi năm sẽ giúp nâng sản lượng khí kinh doanh của GAS từ năm 2021 lên khoảng 10,3 tỷ m3.
KQKD 2021 của GAS. Công ty đưa ra 2 kịch bản (1) Giá dầu 40 USD/thùng và (2) Giá dầu 45 USD/thung. Trong kịch bản 2, công ty sẽ đạt doanh thu 69 nghìn tỷ đồng và lợi nhuận ròng 6,8 nghìn tỷ đồng.
Hưởng lợi từ việc triển khai nhập khẩu LNG. Theo quy hoạch, GAS sẽ đầu tư 7/9 cảng hóa khi LNG cho đến năm 2030 để phục vụ cho việc đẩy mạnh nhập khẩu khí LNG trong tương lai. Hiện tại giai đoạn một của cảng Thị Vải đang vượt tiến độ và sẽ bắt đầu hoạt động thương mại vào Q2/2022 (một triệu tấn LNG mỗi năm). Hơn nữa, quá trình đấu thầu Nghiên cứu khả thi cho giai đoạn 2 đã bắt đầu để chuẩn bị cho việc đi vào hoạt động 2023 (3 triệu tấn LNG mỗi năm). GAS đang thương thảo với OIL về việc mua cổ phần tại Petec để nâng công suất của trạm LNG Thị Vải từ 1-3 lên 3-6 triệu tấn mỗi năm. Ngoài ra, GAS đang chuẩn bị cho các dự án LNG Sơn Mỹ (3,6 triệu tấn), LNG Long An (2,1 – 2,6 triệu tấn) và LNG Hải Phòng (1 – 3 triệu tấn). Việc kinh doanh LNG sẽ mở ra cơ hội phát triển dài hạn mới cho GAS trong tương lai.
KQKD tiêu cực. Trong Q3, PLX đạt doanh thu 27.462 tỷ (-43,5%YoY) và LNST 853 tỷ (-11,1%YoY) do sản lượng tiêu thụ giảm 5%YoY và giá bán giảm 38%YoY. Lũy kế 9T.20, công ty đạt doanh thu 92.647 tỷ (34%YoY) và LNST 37 tỷ (-98,9%YoY).
KQKD phục hồi từ Q2.20. Trước ảnh hưởng từ Covid-19 khiến giá xăng dầu giảm mạnh, PLX đã ghi nhận lỗ 1,7 tỷ đồng trong Q1.20. Mặc dù vậy chúng tôi nhận thấy KQKD của công ty đã có sự phục hồi trong Q2.20 và tiếp tục duy trì trong Q3 khi LNST chỉ còn giảm 11,1%YoY.
KQKD có khả năng đạt kế hoạch kinh doanh năm 2020. PLX đặt kế hoạch kinh doanh với doanh thu 122 nghìn tỷ và LNTT 1.570 tỷ. Như vậy để hoan thành kế hoạch, PLX cần đạt doanh thu 29.553 tỷ và LNTT 1.377 tỷ, cao hơn 7,5% và 23,7% so với Q3.20. Với việc Việt Nam đang kiểm soát tốt dịch Covid-19, tình hình tiêu thụ xăng dầu trong Q4 không bị ảnh hưởng bởi các lệnh giãn cách xã hội như trong Q2 và Q3, đồng thời giá xăng dầu đã ổn định trở lại, chúng tôi cho rằng PLX hoàn toàn có thể đạt được kế hoạch năm 2020.
Triển vọng 2021 của PLX tích cực hơn nhờ (1) Nhu cầu xăng dầu phục hồi (2) Giá dầu thô hồi phục giúp công ty không phải trích lập dự phòng như trong năm 2020.
Bài viết do Fin68.vn thực hiện . Mọi chi tiết hoặc nhà đầu tư có nhu cầu tư vấn vui lòng liên hệ : Mrs . Chung Ngọc Mai : Leader & Administrator- tại Fin68.vn. Mobile /zalo: 0989646302 |
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận