menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Dũng Chín

Đánh cược cuộc chơi lớn, đại gia Việt chi tỷ USD đấu nhau

Miếng bánh trong ngành bán lẻ tại thị trường Việt vẫn đang rất béo bở khi các đại gia chi hàng tỷ USD để chiếm được chỗ đứng!

Cuộc đua trên thị trường bán lẻ đang trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết. Nhiều đại gia ngoại mở rộng tại Việt Nam, trong khi các ông lớn trong nước cũng dốc sức để có thế chiếm được chỗ đứng, tránh đổ vỡ, phá sản.

CTCP đầu tư Thế Giới Di Động (MWG) vừa công bố kết quả kinh doanh 9 tháng 2019 với lợi nhuận của mảng bán điện thoại giảm tháng thứ 5 liên tiếp, trong khi mảng mới Bách hóa xanh chứng kiến khó khăn về nguồn cung do trời mưa.

Mặc dù doanh thu quý 3 thấp hơn các quý trước và lợi nhuận giảm do chi phí bán hàng tăng nhưng doanh nghiệp của ông Nguyễn Đức Tài lại mở thêm nhiều cửa loại cửa hàng nhất, từ điện thoại, điện máy cho tới Bách hóa xanh. Tính tới cuối tháng 9/2019, MWG có 1.000 cửa hàng điện thoại, hơn 900 cửa hàng điện máy và gần 790 cửa hàng bách hóa,... Tốc độ mở rộng mới lên tới gần 3 cửa hàng/ngày.

Đây cũng là xu hướng chung của nhiều doanh nghiệp, trong đó có mảng bán lẻ của Vingroup, Saigon Co.Op, Satra, Hapro, FPT Retail, PNJ,...

Ông lớn bán lẻ xăng dầu Petrolimex cũng đang nghiên cứu thành lập chuỗi cửa hàng tiện lợi để khai thác 5.200 cửa hàng xăng dầu hiện có trải dài trên 63 tỉnh/thành phố trên cả nước, trong đó có khoảng 2.500 cửa hàng thuộc sở hữu của tập đoàn.

Đánh cược cuộc chơi lớn, đại gia Việt chi tỷ USD đấu nhau
Cuộc chiến trên thị trường bán lẻ khốc liệt, đại gia Auchan rời Việt Nam.

Đây được xem là một thế mạnh áp đảo của một doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ xăng dầu và cũng là cơ sở và một lợi thế rất lớn của Petrolimex nếu tập đoàn này tấn công vào lĩnh vực bán lẻ hàng hóa nói chung.

Trong khi đó, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng đang đẩy mạnh mở rộng mạng lưới các cửa hàng tiện lợi. CTCP Thương mại Dịch vụ Tổng hợp VinCommerce - đơn vị quản lý mảng bán lẻ của Vingroup - đã nâng tổng số điểm bán lên mức 2,6 ngàn điểm, phủ sóng khắp 63 tỉnh, thành trên cả nước và sẽ nâng số cửa hàng bán lẻ Vinmart & VinMart+ lên tổng cộng 10 ngàn điểm vào năm 2025.

Ông lớn Saigon Co.Op cũng đã xây dựng được 125 siêu thị trải dài từ Bắc đến Nam với khả năng địa phương hóa khá cao.

Theo một báo cáo hồi đầu năm của Deloitte, số lượng cửa hàng tiện lợi đã tăng gấp bốn lần kể từ năm 2012.

Tốc độ mở rộng mạng lưới của các doanh nghiệp Việt là rất lớn, thậm chí bỏ xa các tập đoàn nước ngoài vốn có tiềm lực tài chính rất mạnh như: Lotte, Mini Stop của AEON, 7-Eleven, GS25, Circle K,...

Nhiều báo cáo cho thấy, tiềm năng thị trường còn rất lớn. Quy mô toàn ngành bán lẻ có thể lên tới 180 tỷ USD vào năm 2020.

Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng quá nhanh cùng với những rủi ro về đòn bẩy tài chính có thể khiến nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng khó khăn.

Trong báo cáo quý 3/2019 của MWG, doanh nghiệp của ông Nguyễn Đức Tài đã ôm khối nợ gần 1 tỷ USD nhằm đẩy nhanh tham vọng trở thành đế chế bán lẻ số 1 tại Việt Nam. Núi nợ tăng nhanh lên trên 21 ngàn tỷ đồng khiến không ít người lo ngại về một kịch bản xấu.

Tới cuối tháng 9/2019, vay ngắn hạn (vay ngân hàng ngắn hạn và vay ngân hàng dài hạn đến hạn trả) của Thế Giới Di Dộng tăng mạnh thêm hơn 3 ngàn tỷ đồng từ mức 5.836 tỷ đồng cuối năm 2018 lên 8.913 tỷ đồng. Vay dài hạn vẫn ở mức trên 1,1 ngàn tỷ đồng.

Cuộc chiến trên thị trường bán lẻ cả online và offline tại Việt Nam đang khốc liệt hơn bao giờ hết với nhiều đại gia sừng sỏ trong và ngoài nước. Cuộc chiến khốc liệt có thể khiến ngay cả những ông lớn nước ngoài đã phải đầu hàng như: chuỗi siêu thị Auchan Reatil (Pháp), Metro, Casino Group (Pháp), Parkson,...

Ngay cả trường hợp Vingroup, mảng bán lẻ của tỷ phú Phạm Nhật Vượng khá triển vọng. Tuy nhiên, với tốc độ mở cửa hàng nhanh, số tiền đầu tư là rất lớn. Đây cũng sẽ là áp lực khi mà tập đoàn của ông Vượng đang dàn trải trên nhiều lĩnh vực, từ công nghệ, ô tô, công nghiệp cho tới các ngành nghề dịch vụ: giáo dục, y tế, thể thao...

Trên thế giới, gần đây nhiều hãng bán lẻ lâu đời và nổi tiếng cũng gặp nhiều khó khăn và phải phá sản như: SEARS, Forever 21 của Mỹ.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Mã liên quan
Giá
Biểu đồ

109.00

-2.80 (-2.50%)

Biểu đồ mã FPT

48.20

-1.20 (-2.43%)

Biểu đồ mã MWG
Xem thêm Xem thêm
3 Bình luận
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại