24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Hoàng Việt Nữ
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Cổ phiếu thủy sản: Nhiều thách thức để duy trì tăng trưởng năm 2022

Do các mã ngành thủy sản đã được định giá lại để phản ánh sự thay đổi trong năm 2021 và động lực tích cực ở năm 2022 nên sẽ có nhiều thách thức để cổ phiếu duy đà tăng trưởng trên thị trường.

Trên thị trường chứng khoán, nhóm cổ phiếu ngành thủy sản đã được định giá lại để phản ánh sự thay đổi trong năm 2021 và động lực tích cực trong năm 2022. Vì vậy, các chuyên gia phân tích cho rằng sẽ có nhiều thách thức do những biến động và tính chất chu kỳ vốn có của ngành này.

Mặt bằng giá cổ phiếu lên cao

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong 11 tháng của năm 2021 đạt 8 tỷ USD (tăng 3,7% so với cùng kỳ). Bên cạnh đó, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP) dự kiến tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2021 đạt 8,9 tỷ USD (tăng 5,7% so với cùng kỳ).

Diễn biến trong năm, ngành thủy sản đã công bố mức tăng trưởng đáng khích lệ kể từ tháng Ba, song sang đến tháng Tám khi các biện pháp giãn cách được áp dụng trên cả nước khiến sản lượng xuất khẩu cá tra và tôm đều giảm đáng kể (cá tra giảm 36% so với cùng kỳ trong tháng Chín và tôm giảm 28% so với cùng kỳ trong tháng Tám). Về cuối năm, ngành đã lấy lại sự phục hồi và ghi nhận kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt mức cao nhất trong tháng 11/2021 (đạt 178 triệu USD, tăng 23% so với cùng kỳ) khi các nhà máy đạt mức công suất trở lại bình thường.

Theo đó, nhóm cổ phiếu ngành thủy sản cũng đồng loạt lên giá với mức tăng chung 54% trong năm 2021, khi các doanh nghiệp xuất khẩu tôm và cá tra đều công bố kết quả đáng khích lệ kể từ quý 2/2021 và có dấu hiệu phục hồi mạnh mẽ quý 3/2021. Do đó, hầu hết các cổ phiếu đã được định giá lại và đạt hiệu suất tốt hơn VNIndex.

Theo báo cáo từ Công ty Chứng khoán SSI, hệ số P/E (hệ số giá/lợi nhuận) trung bình của ngành trong quá khứ là 7-9x đã lần lượt tăng lên giao dịch tại mức 11-13x (trong năm 2021).

Cụ thể, các mã cổ phiếu trong ngành có mức tăng trưởng hiệu quả, bao gồm IDI (+98%), FMC (+58%), VHC (+56%), MPC (+53%), ANV (+41%) và CMX (+22%).

Theo báo các cáo tài chính, hầu hết các công ty xuất khẩu thủy sản đều có biên lợi nhuận cải thiện trong cả năm nhờ giá cá tra và tôm xuất khẩu phục hồi.

Các công ty thủy sản công bố kết quả kinh doanh trong 9 tháng/2021:

Cổ phiếu thủy sản: Nhiều thách thức để duy trì tăng trưởng năm 2022
(Nguồn: SSI)- (*) NPATMI: Lợi nhuận sau thuế công ty mẹ.

Tuy nhiên, nhóm phân tích của SSI lưu ý biên lợi nhuận tại nhiều công ty được cải thiện mặc dù chi phí nguyên liệu đầu vào tăng, song mức tăng trưởng lợi nhuận lại có sự khác biệt, phụ thuộc nhiều vào chi phí vận chuyển. Đơn cử như việc các công ty xuất khẩu có trụ sở tại miền Nam đều bị ảnh hưởng tiêu cực bởi các biện pháp giãn cách xã hội trong quý 3/2021.

Kế hoạch xuất khẩu khiêm tốn

Theo phân tích từ SSI, việc kiểm soát dịch bệnh COVID-19 chưa có sự chắc chắn khi có sự xuất hiện của các biến thể mới, vì vậy kế hoạch xuất khẩu của ngành thủy sản trong năm 2022 được đánh giá là khiêm tốn, ở mức 9 tỷ USD (không tăng trưởng).

Báo cáo của SSI chỉ ra triển vọng của ngành trong năm 2022 được kỳ vọng vào nhu cầu toàn cầu có thể sẽ tăng mạnh từ việc mở cửa trở lại của các nền kinh tế, song bên cạnh đó là áp lực chi phí nguyên liệu thô kéo dài và chi phí vận chuyển cao. (Song theo dự báo của McKinsey, giá cước có thể sẽ trở về bình thường sau khi tình trạng tắc nghẽn cảng được giải quyết trong quý 2/2022).

Mặt khác, VASEP cho biết diện tích nuôi cá tra trong cả nước đang giảm 30-50% so với cùng kỳ, điều này sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguồn cung tạm thời trong quý 1/2022 đồng thời việc tăng thêm chi phí cho cá nguyên liệu có thể làm giảm biên lợi nhuận của các công ty sản xuất trong quý này, do rất khó để kết chuyển hoàn toàn chi phí sang giá bán bình quân. Vì, chu kỳ nuôi cá tra là 6 tháng và giá cá nguyên liệu đã tăng nên tình trạng thiếu hụt nguồn cung sẽ giảm dần trong quý 2/2022.

Cổ phiếu thủy sản: Nhiều thách thức để duy trì tăng trưởng năm 2022
(Nguồn: SSI)

Trên cơ sở đó, SSI tính toán mã VHC kỳ vọng đạt tăng trưởng lợi nhuận sau thuế năm 2021 và 2022 lần lượt là 25,7% và 30% so với cùng kỳ (dựa trên giả định giá bán bình quân cá tra philê tăng 10% trong năm 2022) và mã FMC ước tính đạt tương tự là 18,6% và 49% so với cùng kỳ, chủ yếu nhờ sản lượng tăng 25% từ việc mở rộng công suất gần đây, trong khi giá bán bình quân được dự báo sẽ duy trì ổn định trong năm 2022.

“Do ngành thủy sản đã được định giá lại để phản ánh sự thay đổi trong năm 2021 và động lực tích cực trong năm 2022, chúng tôi tin rằng sẽ có nhiều thách thức để ngành được định giá lại tiếp do những biến động và tính chất chu kỳ vốn có của ngành,” báo cáo của SSI chỉ ra./.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Mã chứng khoán liên quan bài viết
46.75 +0.65 (+1.41%)
8.33 +0.14 (+1.71%)
72.10 +0.50 (+0.70%)
18.10 +0.20 (+1.12%)
7.78 +0.10 (+1.30%)
prev
next

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả