Cổ phiếu nào có thể bật tăng khi xung đột Hamas-Israel leo thang?
CEO JPMorgan Chase cho rằng chiến sự tại Ukraine, Israel và Gaza có thể ảnh hưởng vượt xa hơn nữa lên thị trường năng lượng, lương thực, thương mại và địa chính trị toàn cầu.
Xoay quanh chiến sự Hamas-Israel, những hành động chuẩn bị đáp trả nhóm phiến quân Hamas của Isael dấy lên mối lo ngại về việc Lebanon và Syria ủng hộ Hamas có thể tham gia chiến đấu sẽ khiến căng thẳng leo thang.
Theo đánh giá từ Bloomberg Economics, chiến sự Hamas-Israel có thể sẽ khiến giá dầu leo thang, lạm phát tăng cao hơn và khiến tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại. Tùy theo các kịch bản tình hình chiến sự mà mức độ tác động sẽ khác nhau.
Ở kịch bản 1 khi xung đột chỉ giới hạn ở khu vực biên giới dải Gaza, mức độ tác động lên kinh tế toàn cầu là thấp nhất. Bloomberg Economics cho rằng trong trường hợp này, giá dầu có thể tăng thêm 3-4 USD một thùng so với hiện tại. Tuy nhiên, họ cũng đồng tình rằng tác động lên kinh tế toàn cầu sẽ không đáng kể, đặc biệt nếu Arab Saudi và UAE tăng cung để bù lại phần hụt từ Iran.
Trong khi, kịch bản 2 cho thấy mức độ tác động tăng lên dựa trên giả định xung đột tại khu vực này có sự tham gia của các lực lượng hẫu thuẫn phía sau của Hamas. Ở kịch bản 3 dù khả năng thấp là dẫn tới chiến tranh giữa Israel và Iran, nhưng nếu xảy ra có thể gây nên suy thoái toàn cầu.
Cụ thể, trong trường hợp xung đột leo thang, giá dầu có thể lên 150 USD một thùng và tăng trưởng toàn cầu chỉ còn 1,7%. Điều này đồng nghĩa 1.000 tỷ USD sẽ bốc hơi khỏi GDP thế giới.
Theo EIA, tổng sản lượng sản xuất dầu thô toàn thế giới 2022 là 75,5 triệu thùng/ngày, trong đó, khối OPEC chiếm 38%, OPEC+ chiếm 22%, Mỹ chiếm 16%, các nước khác chiếm 24%.
Bản thân Israel không phải là nguồn cung dầu lớn nhưng việc Hamas tấn công Israel tạo nên rủi ro xung đột có thể lan rộng đến Saudi Arabia và Iran (Israel cáo buộc nước này tham gia vào vụ tấn công), 2 quốc gia này chiếm 17% tổng nguồn cung dầu thô.
Cùng quan điểm, JPMorgan kịch bản xung đột leo thang hiện chưa rõ ràng. Tuy nhiên, "xung đột tăng sẽ kéo rủi ro lên cao". Một số so sánh với năm 1973, khi các nước Arab cấm bán dầu cho những quốc gia ủng hộ Israel. Lệnh cấm này khiến giá dầu tăng hơn 300%, gây ra lạm phát nghiêm trọng và suy thoái kinh tế. Các thị trường chứng khoán cũng bị bán tháo suốt thời gian dài.
Dù vậy, hiện chưa có bằng chứng nào cho thấy kịch bản tương tự có thể lặp lại. Mối quan hệ giữa Israel và các nước Arab đã được cải thiện. Nguồn cung toàn cầu cũng không tập trung ở một số nước như trước kia.
Nếu Iran chính thức bị kéo vào cuộc. Kịch bản này sẽ gây gián đoạn các tuyến vận tải quan trọng, như Eo biển Hormuz - nơi lưu thông khoảng 20% dầu cho tiêu thụ toàn cầu.
Trước đó, ngày 13/10, Jamie Dimon - CEO JPMorgan Chase - đưa ra cảnh báo với nhà đầu tư: "Hiện tại có thể là thời kỳ nguy hiểm nhất mà thế giới phải đối mặt trong vài thập kỷ qua".
Ông cho rằng chiến sự tại Ukraine, Israel và Gaza có thể ảnh hưởng vượt xa hơn nữa lên thị trường năng lượng, lương thực, thương mại và địa chính trị toàn cầu.
Trong báo cáo mới cập nhật chủ đề “Đánh giá tác động sự kiện chiến sự Hamas - Irasel, Chứng khoán Yuanta (FSC) nhận định cuộc xung đột tạo động lực tăng giá dầu. Theo đó, nhóm cổ phiếu hưởng lợi từ giá dầu tăng cao bao gồm Dầu mỏ (PVD, PVS, BSR); Khí đốt (GAS, CNG).
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận