Cổ phiếu doanh nghiệp bảo hiểm trước thiệt hại do bão Yagi
Nhóm doanh nghiệp bảo hiểm liệu có ảnh hưởng khi các thiệt hại do bão gây ra có thể làm tăng chi phí bồi thường lớn?
Phiên giao dịch ngày 11/9, cổ phiếu MIC (Bảo hiểm Quân đội) xanh nhẹ tăng nhẹ 17.100 đồng/cp với tổng khối lượng 84 nghìn cổ phiếu khớp lệnh. Tính từ đầu năm đến nay, cổ phiếu MIG vẫn giao dịch quanh vùng đáy. Cổ phiếu PVI tăng nhẹ lên 44.600 đồng cổ phiếu với tổng khối lượnh giao dịch lên tới 194 nghìn đơn vị; Cổ phiếu BVH (Bảo hiểm Bảo Việt) cũng giao dịch quanh vùng giá 42.850 đồng cổ phiếu với khối lượng giao dịch 411 nghìn đơn vị; Cổ phiếu BIC (Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam) giao dịch quanh vùng giá 32.500 đồng/cp với khối lượng giao dịch gần 70 nghìn đơn vị... Đây là nhóm cổ phiếu của các doanh nghiệp có ghi nhận về tiếp nhận thông tin và đánh giá phải bồi thường với tổng giá trị lớn do thiệt hại của khách hàng sau bão Yagi.
Thống kê sơ bộ đến ngày 11/09, MIG ghi nhận hơn 900 vụ tổn thất bao gồm nghiệp vụ tài sản, xe cơ giới và hàng hải, ước tính tổng bồi thường 230 tỷ đồng. Theo nhận định của MIG, số lượng tổn thất do bão số 3 Yagi gây ra là tổn thất rất lớn. MIC cam kết chung tay cùng khách hàng khắc phục các tổn thất và đảm bảo quyền lợi tối đa cho khách hàng với thời gian nhanh nhất.
Giữ thị phần lớn nhất trong khối bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam, cập nhật đến hôm 11/9, đại diện Bảo hiểm PVI cho biết đã ghi nhận hơn 500 vụ tổn thất về bảo hiểm tài sản. Tổng mức khiếu nại tổn thất ước đạt hơn 2.000 tỉ đồng (chưa bao gồm tổn thất về xe cơ giới và người).
Tính đến sáng 10/9, BVH đã ghi nhận tổng cộng 437 vụ yêu cầu bồi thường liên quan đến cơn bão số 3. Chủ yếu liên quan đến các loại hình tổn thất về người, tài sản (xe ô tô, nhà tư nhân, công trình xây dựng, nhà xưởng, kho bãi, máy móc thiết bị, cầu cảng và hàng hóa). Tổng giá trị bồi thường lên tới gần 385 tỉ đồng. Đại diện Bảo hiểm BIC đã ghi nhận gần 500 vụ tổn thất về bảo hiểm hàng hải, tài sản kỹ thuật, xe cơ giới.Ước tổng số tiền bồi thường ước tính gần 200 tỉ đồng.
Có thể nói, đây có thể là tổn thất lịch sử không mong muốn của ngành bảo hiểm Việt Nam nói chung và Bảo hiểm của các doanh nghiệp nói riêng bởi cơn bão Yagi. Theo các chuyên gia, các thông tin này có thể tác động tới nhóm cổ phiếu bảo hiểm này trong ngắn hạn.
Dự báo tăng trưởng nhóm doanh nghiệp bảo hiểm trong cả năm, các chuyên gia cho rằng, năm 2024, kinh tế Việt Nam được đánh giá có những tín hiệu phục hồi khả quan, theo đó kỳ vọng ngành Bảo hiểm sẽ tăng trưởng từ 5-10%.
Theo thông tin từ Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, dự kiến năm 2024, ngành bảo hiểm cũng đóng góp tích cực cho nền kinh tế thông qua số vốn đầu tư ước đạt 850.264 tỷ đồng, tăng 11,51% so với năm trước. Tổng doanh thu phí bảo hiểm dự kiến đạt 243.472 tỷ đồng, trong đó bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 79.687 tỷ đồng (tăng 12%) và bảo hiểm nhân thọ ước đạt 163.785 tỷ đồng (tăng 5%).
Một trong những cơ hội quan trọng thúc đẩy thị trường bảo hiểm Việt Nam phát triển trong năm 2024, đó là sau giai đoạn khủng hoảng, các doanh nghiệp đều đã sẵn sàng thích ứng với các quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm. Trong đó, các điểm nổi bật của Thông tư số 67/2023 với quy định chi tiết về hoạt động kinh doanh bảo hiểm, bao gồm các nghiệp vụ bảo hiểm, sản phẩm bảo hiểm, điều kiện tham gia bảo hiểm, quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia bảo hiểm, tạo hành lang pháp lí chi tiết giúp cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm trở nên minh bạch, hướng đến nâng cao chất lượng tư vấn bảo hiểm nói chung và tư vấn bảo hiểm qua đại lý.
Dù vậy, sự phục hồi thị giá của nhóm cổ phiếu bảo hiểm sau những phiên nhuốm đỏ vì tin bồi thường thiệt hại do bão Yagi, cũng cho thấy nhà đầu tư vẫn đang quan tâm đến nhóm cổ phiếu này và các tín hiệu tích cực về khả năng phục hồi ổn định, hoạt động vững chắc trên một thị trường còn nhiều dư địa trong dài hạn.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bàn tán về thị trường