24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Thảo Nguyên SimpleInvest Pro
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Chứng khoán tuần sau: Chuẩn bị sóng tăng "lớn nhất thập kỷ"?

Kể từ khi thị trường chứng khoán Việt Nam tạo đỉnh vùng 1530 điểm vào tháng 3/2022. Đến nay, VNINDEX đã giảm 37.2%, về vùng 954 điểm chỉ trong vòng 8 tháng. Một mức sụt giảm vô cùng “thê thảm” khi nhiều cổ phiếu ngành chu kì như:

+ Nhóm BĐS: đã giảm đến 90% giá trị từ đỉnh, một sốt cổ phiếu điển hình là DIG CEO…

+ Nhóm Chứng khoán và Nhóm Thép cũng tương tự khi đã giảm hơn 70%.

=> Vậy, điều gì đã xảy ra khiến thị trường chứng khoán Việt Nam trở thành thị trường có mức giảm điểm mạnh nhất so với thế giới giai đoạn vừa qua? SimpleInvest sẽ phân tích lại toàn bộ câu chuyện xoay quanh thị trường trong vòng 8 tháng qua, xuyên suốt từ Quá khứ - Lý do mà thị trường sụt giảm mạnh, đến Hiện tại - những vấn đề đang xảy ra và Tương lai – Hướng xử lý khủng hoảng và kỳ vọng sóng tăng trưởng lớn nhất thập kỷ của thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian sắp tới.

Chứng khoán tuần sau: Chuẩn bị sóng tăng "lớn nhất thập kỷ"?

I. QUÁ KHỨ: VNINDEX từ Tháng 1/2022 đến Tháng 9/2022

1. Làn sóng bắt bớ các doanh nghiệp đầu cơ đất

- Cuối năm 2021 là khoản thời gian hoàng kim nhất của thị trường chứng khoán Việt Nam với hàng loạt mã cổ phiếu BĐS tăng mạnh giai đoạn từ tháng 6/2021 đến tháng 1/2022. Cơn sóng đầu cơ các cổ phiếu BĐS như vậy đã dẫn đến nhiều mã cổ phiếu tăng gấp 5, thậm chí gấp 10 lần trong thời gian 6 tháng. Với kì vọng kinh tế Việt Nam mở cửa trở lại thì chính phủ sẽ bơm tiền khiến giá đất tăng, kèm với đó là thông tin đấu giá các lô đất ở thủ thiêm với mỗi m2 trị giá 2 tỷ đồng khiến cho cổ phiếu BĐS trở thành món hàng hot nhất trên thị trường giai đoạn này.

- Tuy nhiên, cuộc vui nào cũng đến lúc tàn, các doanh nghiệp đã bỏ cọc và không mua đất như đã hứa, kèm theo đó là chính phủ thanh tra diện rộng dẫn đến làn sóng bắt bớ các tập đoàn lớn như Tân Hoàng Minh hay FLC đã khiến cổ phiếu đất giảm mạnh.

2. Lạm phát các nước trên thế giới tăng cao

- Các nước trên thế giới bơm tiền mạnh trong giai đoạn 2020 và 2021 để phục hồi nền kinh tế sau đại dịch. Điều này đã khiến cho giá hàng hóa tăng mạnh, dầu và giá nhà đất cũng tăng mạnh, từ đó gây ra Lạm phát ở Mỹ với CPI đạt hơn 8% và các nước Châu Âu như Đức, Anh đã tăng hơn 10%.

- Để giải quyết vấn đề Lạm phát này thì kể từ tháng 3/2022, FED đã bắt đầu tăng lãi suất từ mức 0.25% đến hiện tại đã đạt 4% và mục tiêu cho năm 2023 tăng đến 5%, điều này dẫn đến chỉ số đồng Dollar tăng cao và khiến cho tỷ giá các nước khác giảm so với Mỹ. Đồng Yên Nhật mất giá 45% so với đồng Dollar, đồng UERO giảm 20% so với đồng Dollar.

Chứng khoán tuần sau: Chuẩn bị sóng tăng "lớn nhất thập kỷ"?

3. Khó khăn của thị trường BĐS và Chứng khoán Việt Nam sau những khủng hoảng

- Mặc dù lạm phát các nước trên thế giới đã tăng cao từ đầu năm 2022 và chiến lược tăng lãi suất của FED cũng đã bắt đầu từ tháng 3/2022 nhưng đến tháng 9 thì tỷ giá VND mới bắt đầu căng thẳng, mất giá hơn 9% so với đầu năm. Để giải quyết vấn đề này, ngân hàng đã phải tăng lãi suất mỗi đợt là 1% trong 2 lần, vào ngày 23/9 và 24/10 để kiềm chế việc tăng tỷ giá. Điều này dẫn đến kết quả là dòng tiền trên thị trường chứng khoán bị rút ròng.

- Việc tăng lãi suất này đến từ quyết định của Thống đốc nhà nước Việt Nam khi đã ưu tiên điều hành chính sách tiền tệ thông qua việc lựa chọn “CHẤP NHẬN LÃI SUẤT BIẾN ĐỘNG ĐỂ ỔN ĐỊNH TỶ GIÁ”, bởi nếu lựa chọn Ổn định Lãi suất thì không thể kiểm soát được thị trường ngoại hối.

- Đến tháng 8/2022, Việt Nam đã kín room tín dụng mặc dù chỉ còn lại 5 tháng cuối năm. Việc Nhà nước quyết tâm siết chặt dòng vốn chảy vào BĐS bằng cách ra các Nghị định và thông báo bắt buộc các ngân hàng không cho doanh nghiệp vay tiền với mục đích đầu tư vào BĐS đã dẫn đến tình trạng thiếu vốn vào BĐS và kênh chứng khoán.

=> TÓM LẠI: Việt Nam hiện đang gặp 2 tác nhân chính:

1. Bối cảnh trong nước

- BĐS gặp khó khăn do Dòng tiền bị siết chặt, Ngân hàng không cho vay với mục đích đầu tư BĐS

- Thị trường chứng khoán bị tác động xấu do sự kiện bắt bớ các doanh nghiệp lớn ngành BĐS

2. Bối cảnh Thế giới: Lạm phát tăng gây áp lực cho Tỷ giá tăng mạnh => từ đó bắt buộc ngân hàng nhà nước phải tăng lãi suất 2% qua 2 lần tăng.

II. HIỆN TẠI: VNINDEX từ Tháng 10/2022 đến nay

- Với bối cảnh các tin đồn xảy ra thường xuyên vào cuối tháng 9, Lãi suất tăng và nhiều ông lớn bị bắt. Đỉnh điểm nhất là vụ án chủ tịch Vạn Thịnh Phát bị bắt giam và điều tra vào tháng 10 vừa rồi, đây là doanh nghiệp nắm giữ nhiều mảnh đất đắc địa tại TP.HCM và là chủ của Ngân Hàng SCB - ngân hàng TOP 5 huy động vốn từ người dân với lãi suất cao, chỉ sau các ngân hàng nhà nước. Từ các sự kiện trên đã tạo nên làn sóng bi quan và lo sợ, sợ hệ thống ngân hàng phá sản hay mất lòng tin về kênh huy động trái phiếu. Những yếu tố trên đã ảnh hưởng liên đới với thị trường Chứng khoán, dẫn đến làn sóng bán tháo từ vùng 1200 điểm về 950 điểm.

- Vậy, nội tại Việt Nam đang gặp các vấn đề lớn sau:

1. Nếu tình trạng NVL và PDR vẫn tiếp tục dư sàn thì thị trường sẽ tiếp tục mở cửa giảm điểm hoặc lực mua bị cản trở nhiều. Một số cổ phiếu nhóm Bank duy trì chỉ số sẽ không thể nào kéo dài mãi được vì mặc dù có yếu tố cơ bản tốt nhưng không đủ để duy trì lực mua, sẽ tới lúc nhóm cổ phiếu giữ điểm này bị chốt lời và điểm số thị trường chung sẽ diễn biến khó lường do không có dòng thay thế dẫn dắt. Cho đến khi nào tình hình các cổ phiếu NVL và PDR ngừng chất sàn thì chúng ta mới có cơ sở để kỳ vọng cho việc áp lực thị trường sẽ được giảm bớt.

Tuy nhiên mới đây, Phát Đạt (PDR) đã dùng 126.336,5 m2 đất Vũng Tàu để bổ sung tài sản đảm bảo khi lãnh đạo liên tục bị "call margin". Đây được kỳ vọng là thông tin sáng giúp PDR thoát sàn trong những phiên sắp tới và giúp thị trường phần nào giảm bớt tiêu cực và áp lực.

2. Vấn đề bị bán giải chấp của doanh nghiệp, các quỹ, tổ chức và lãnh đạo đang diễn ra trên thị trường đã tạo tâm lý xấu và biên độ của cổ phiếu trần sàn quá nhiều. Có thể sẽ mất 1 khoảng thời gian để vấn đề này kết thúc.

3. Vấn đề về thanh khoản ở các kênh như Trái phiếu và BĐS hiện chưa thấy có gì mới. Các giải pháp cần phải được công bố để thị trường ổn định lại cung cầu.

4. Tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp trên sàn đã giảm mạnh khi năm 2020 và 2021, các doanh nghiệp hưởng lợi từ việc giá cả hàng hóa thế giới tăng dẫn đến kinh doanh thuận lợi. Hiện tại chính sách thắt chặt tiền tệ đã làm cho các doanh nghiệp giảm tốc, thậm chí thua lỗ về lợi nhuận.

III. TƯƠNG LAI: HƯỚNG XỬ LÝ KHỦNG HOẢNG VÀ KỲ VỌNG TĂNG TRƯỞNG TRỞ LẠI

1. Tỷ giá thế giới đã giảm mạnh thông qua chỉ số đồng Dollar đã tạo đỉnh từ 115 và rơi về 107, mức độ giảm hơn 7%. Dự kiến trong vòng 1 vài tuần tiếp theo, tỷ giá Việt Nam sẽ phản ánh và điều chỉnh giảm theo.

2. Cơ chế điều hành chính sách tiền tệ của thống đốc ngân hàng Việt Nam là ổn định tỷ giá. Tức là khi tỷ giá giảm sẽ đồng nghĩa với việc lãi suất cho các tháng tiếp theo sẽ không còn áp lực tăng nhiều nữa. Một kịch bản tốt hơn nữa nếu có thể diễn ra sẽ là điều chỉnh lãi suất để kích thích tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam.

3. Thị trường Việt Nam có thể áp dụng kinh nghiệm xử lý vấn đề khủng hoảng Trái phiếu như hiện tại từ các nước Hàn Quốc và Trung Quốc. Ngày 23/10 chính phủ Hàn Quốc quyết định tài trợ quỹ bình ổn trái phiếu thông qua chương trình cấp thanh khoản hơn 35 tỷ đô cho thị trường trái phiếu. Biện pháp can thiệp của chính phủ Hàn Quốc có phần tương tự như biện pháp trước đó của Chính phủ Trung Quốc khi lập quỹ hỗ trợ 29 tỷ USD. Theo đó, hồi tháng 9/2022, Bộ Chính trị nước này đã thông qua quỹ trị giá 200 tỷ NDT để ứng phó cuộc khủng hoảng thanh khoản của ngành BĐS Trung Quốc.

Chứng khoán tuần sau: Chuẩn bị sóng tăng "lớn nhất thập kỷ"?

=> Từ những phân tích trên, SimpleInvest đưa ra kịch bản thị trường SẼ TĂNG MẠNH trong vòng 1 tuần tới với các điều kiện sau:

1. Cổ phiếu PDR và NVL được thoát sàn: Điều này có thể diễn ra khi có lệnh mua lên 5 đến 10 triệu cổ phiếu thì áp lực call margin thị trường sẽ chấm dứt. Từ bước đà này, thị trường sẽ bật tăng trở lại rất mạnh nhà nhanh.

2. Chính phủ giải quyết được tình trạng hoang mang của người dân về trái phiếu hiện tại, lấy lại niềm tin từ người dân hoặc tạo ra quỹ bình ổn trái phiếu để cứu thị trường trái phiếu.

3. Cấp thanh khoản bằng cách nới room 1 - 2% cho ngành BĐS.

=> Ngoài ra, bên cạnh những điều kiện trên thì theo thống kê của SimpleInvest từ bài học lịch sử 2012 - giai đoạn khủng hoảng nợ xấu ngân hàng và giai đoạn covid 2020 thì sau khi đã giải tỏa được margin, tình trạng call margin kết thúc thì các cổ phiếu đều sẽ tăng trần liên tiếp 3 - 5 phiên. Đây sẽ là cơ hội 10 năm mới có 1 để NĐT nắm bắt thời cơ lớn sở hữu những siêu cổ giá rẻ với biên tăng lớn và nhanh. Vậy nên, để kịp thời nắm bắt cơ hội lớn lần này, các NĐT chuẩn bị sẵn tiền mặt hoặc sức mua cho tài khoản của mình, chờ nhịp bùng nổ xuất hiện sẽ tham gia ngay.

MỘT SỐ CỔ PHIẾU ĐÁNG CHÚ Ý CHỜ GIẢI NGÂN

1. SHS

Chứng khoán tuần sau: Chuẩn bị sóng tăng "lớn nhất thập kỷ"?

- Trong quá khứ năm 2020, cổ phiếu SHS thuộc nhóm chứng khoán đã hồi phục rất mạnh từ đáy lên, tăng trần 3 phiên liên tiếp, mỗi phiên biên độ 10%, sau đó dừng 2 phiên và tiếp tục tăng trần 3 phiên tiếp theo. Vì vậy, mức sinh lời của cổ phiếu SHS là rất tốt.

- Bên cạnh đó, với diễn biến giao dịch thời gian qua đã giảm sâu, chiết khấu giá rất nhiều rồi thì khi có nhịp bật tăng của thị trường chung, cổ phiếu mạnh như SHS sẽ lặp lại lịch sử năm 2020, tăng trưởng rất mạnh với biên tăng rộng.

2. ANV

Chứng khoán tuần sau: Chuẩn bị sóng tăng "lớn nhất thập kỷ"?

- Trong quá khứ, cổ phiếu ANV hồi phục bật tăng 5 phiên trần liên tiếp, biên độ mỗi phiên là 7%. Vì vậy, trong giai đoạn hiện tại ANV đã giảm rất sâu thì khả năng hồi phục sẽ rất tốt.

3. TNG

Chứng khoán tuần sau: Chuẩn bị sóng tăng "lớn nhất thập kỷ"?

- Năm 2020, cổ phiếu TNG hồi phục từ đáy bật tăng 7 phiên liên tiếp từ đáy sau giai đoạn giảm sâu, vì vậy mà mức sinh lời của cổ phiếu này sẽ rất tốt.

=> Ngoài những cổ phiếu tiêu biểu trên thì sẽ còn rất rất nhiều cổ phiếu có biên tăng tốt xuất hiện khi nhịp bùng nổ diễn ra. Tuy nhiên, cần phải lưu ý rất lớn về ĐIỂM MUA, để xác định được chính xác nhất về điểm bùng nổ của thị trường, điểm mua từng cổ phiếu, thời gian mua, giá mua... thì NĐT liên hệ ngay với đội ngũ SimpleInvest để được hỗ trợ nắm bắt cơ hội 1 cách tốt nhất hoàn toàn MIỄN PHÍ

=> Liên hệ ngay với SimpleInvest để được hỗ trợ tham gia room hỗ trợ đầu tư hoàn toàn miễn phiếu, kịp thời nắm bắt Cơ hội lớn, “Sóng tăng” lớn nhất Thập kỷ lần này nhé!

CHÚC NHÀ ĐẦU TƯ CHIẾN THẮNG MỌI THỊ TRƯỜNG!

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Mã chứng khoán liên quan bài viết
18.25 +0.05 (+0.27%)
14.00 (0.00%)
25.40 -0.20 (-0.78%)
prev
next

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả