Chứng khoán giảm thanh khoản liên tục, nhiều doanh nghiệp từ lãi thành lỗ
Ông Ji Han Yoo vừa có đơn xin từ nhiệm chức vụ thành viên Hội đồng quản trị Công ty CP Tập đoàn Masan (mã chứng khoán: MSN).
Thanh khoản giảm 4 tháng liên tục
Tuy nhiên, tính chung trong cả tháng 3, giá trị giao dịch khớp lệnh bình quân trên HoSE chỉ đạt hơn 8.000 tỷ đồng/phiên, giảm 8% so với tháng trước. Đây cũng là tháng thứ 4 liên tiếp thanh khoản khớp lệnh HoSE sụt giảm so với tháng trước đó.
Trong cả tháng 3, khối ngoại đã mua ròng hơn 183 tỷ đồng, tổng giá trị mua ròng tương ứng đạt xấp xỉ 3.035 tỷ đồng. Trong khi đó, tháng 3 khối ngoại bán ròng 26,7 triệu đơn vị, giá trị bán ròng hơn 282 tỷ đồng.
Ông Petri Deryng - nhà quản lý Pyn Elite Fund - nhận định, tốc độ phục hồi thị trường chứng khoán trong tương lai được quyết định bởi triển vọng tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết, thanh khoản thị trường, lãi suất và sự giảm dần tác động của các nguồn yếu tố gây bất ổn.
Từ nhiệm sau gần 1 năm vào hội đồng quản trị
Ông Ji Han Yoo vừa có đơn xin từ nhiệm chức vụ thành viên hội đồng quản trị Công ty CP Tập đoàn Masan (mã chứng khoán: MSN). Việc từ nhiệm của ông Ji Han Yoo sẽ được phê duyệt tại đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023.
Ông Ji Han Yoo từ nhiệm Thành viên Hội đồng quản trị Masan sau khi đảm nhiệm vị trí này chưa tròn 1 năm. |
Ông Ji Han Yoo vào Hội đồng quản trị Masan từ ngày 28/4/2022, thay thế cho ông Woncheol Park. Như vậy, thời gian làm việc của ông Ji Han Yoo tại Masan chưa tròn 1 năm.
Ông Yoo cũng đang là thành viên Hội đồng quản trị của SK Investment Vina I Pte LTd và SK Investment Vina II Pte Ltd. Hiện tại, SK Investment Vina I Pte Ltd nắm giữ gần 132 triệu cổ phiếu Masan, tương ứng tỷ lệ sở hữu 9,26%.
Sau khi ông Ji Han Yoo từ nhiệm, Hội đồng quản trị Masan còn 6 người, gồm Chủ tịch Nguyễn Đăng Quang và các thành viên là bà Nguyễn Hoàng Yến, ông Nguyễn Thiều Nam, ông Nguyễn Đoan Hùng, ông David Tan Wei Ming và bà Nguyễn Thị Thu Hà. Đáng chú ý, ông Ji Han Yoo cũng như các thành viên Hội đồng quản trị khác của Masan không nhận thù lao.
Loạt doanh nghiệp giảm lợi nhuận sau kiểm toán
Công ty CP B.C.H (mã chứng khoán: BCA) vừa công bố báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2022 với doanh thu thuần năm 2022 đạt 2.471 tỷ đồng, lợi nhuận gộp thu về là 13 tỷ đồng.
Tuy nhiên, khoản chi phí quản lý doanh nghiệp của BCA trong báo cáo kiểm toán là gần 80 tỷ đồng, trong khi trong báo cáo tự lập chỉ hơn 3,5 tỷ đồng. Nguyên nhân dẫn đến chi phí quản lý doanh nghiệp tăng cao là do BCA trích dự phòng phải thu khó đòi 76,1 tỷ đồng - đây là toàn bộ khoản phải thu của Công ty CP Luyện gang Vạn Lợi.
Điều này dẫn đến BCA lỗ sau thuế 74 tỷ đồng, trái ngược với báo cáo tự lập báo lãi 1,75 tỷ đồng. Khoản lỗ lớn trong năm 2022 khiến lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tính đến ngày 31/12/2022 của BCA âm gần 52 tỷ đồng.
Tương tự, Tập đoàn Dabaco Việt Nam (mã chứng khoán: DBC) cũng có lợi nhuận sau kiểm toán giảm mạnh. Cụ thể, lãi ròng 2022 của DBC chỉ đạt 5 tỷ đồng, giảm tới 97% so với báo cáo tự lập là 150 tỷ đồng. Con số lợi nhuận sau kiểm toán ghi nhận mức giảm 99% so với năm 2021. Nếu so với mục tiêu lãi ròng 918 tỷ đồng trong năm 2022, mức lợi nhuận DBC đạt được chưa đến 1% kế hoạch.
Tập đoàn Dabaco Việt Nam có lợi nhuận sau kiểm toán giảm mạnh - chỉ đạt 5 tỷ đồng, giảm tới 97% so với báo cáo tự lập là 150 tỷ đồng. |
Giải trình về việc này, DBC cho biết năm 2022, tình hình kinh tế trong nước và thế giới gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu… Ngành chăn nuôi cũng chịu ảnh hưởng nặng nề do giá nguyên vật liệu đầu vào, chi phí vận chuyển… tăng mạnh, dịch bệnh trên đàn gia sức gia cầm diễn biến phức tạp.
Công ty CP Thép Nam Kim (mã chứng khoán: NKG) cũng bị lỗ tăng gấp đôi sau kiểm toán. Cụ thể, sau kiểm toán, doanh nghiệp thép này ghi nhận khoản lỗ gần 125 tỷ đồng, gấp đôi so với mức lỗ 66,7 tỷ đồng trong báo cáo tự lập.
Một số khoản mục trên báo cáo tài chính thay đổi như giá vốn hàng bán, thu nhập khác, chi phí khác, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại. Tuy nhiên, nguyên nhân chính khiến Nam Kim lỗ gấp đôi là do giá vốn hàng bán tăng.
Giải trình về vấn đề này, Thép Nam Kim cho biết giá vốn trước kiểm toán là 21.529 tỷ đồng tuy nhiên sau kiểm toán chênh thêm 60,8 tỷ đồng chủ yếu do trích lập dự phòng hàng tồn kho tại công ty con Ống thép Nam Kim và không thực hiện loại trừ lỗ chưa thực hiện năm nay đối với Công ty Ống thép Nam Kim.
Sau kiểm toán, lợi nhuận sau thuế hợp nhất năm 2022 của Tổng Công ty CP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (mã chứng khoán: VCG) sụt mất 118 tỷ đồng xuống còn 931 tỷ đồng. Nguyên nhân được doanh nghiệp đưa ra là do giảm lợi nhuận từ một số hợp đồng thi công xây lắp của các công ty con tại các dự án đầu tư xây dựng dở dang của công ty.
Một doanh nghiệp khác là Công ty CP Nhiệt điện Bà Rịa (mã chứng khoán: BTP) cũng “bay” 7 tỷ đồng lợi nhuận sau kiểm toán. Cụ thể theo giải trình của BTP, tổng lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2022 tại báo cáo tự lập là 77,6 tỷ đồng. Tại báo cáo tài chính đã kiểm toán vừa công bố, lợi nhuận sau thuế chỉ còn hơn 70 tỷ đồng.
Công ty CP Nhiệt điện Bà Rịa “bay” 7 tỷ đồng lợi nhuận sau kiểm toán. |
Theo giải trình của doanh nghiệp, sự sụt giảm này do quyết toán tiền lương năm 2022 chênh lệch tăng hơn 10 tỷ đồng so với số tạm hạch toán trước kiểm toán. Đồng thời do công ty điều chỉnh chi phí đóng bảo hiểm xã hội năm 2021 do nộp thừa, phải nộp bổ sung chi phí bảo hiểm xã hội năm 2022.
Sau kiểm toán, Công ty CP Kinh doanh và Phát triển Bình Dương (mã chứng khoán: TDC) cũng ghi nhận lợi nhuận chỉ còn 34,7 tỷ đồng, giảm hơn 12% so với báo cáo tự lập trước đó. Theo lý giải của ban lãnh đạo doanh nghiệp này, lợi nhuận sau thuế tại báo cáo tài chính sau kiểm toán giảm gần 5 tỷ đồng so với tự lập là do điều chỉnh tăng thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2020 - 2021.
Lợi nhuận sau thuế của Công ty CP Thép tấm lá Thống Nhất (mã chứng khoán: TNS) sau soát xét giảm 28,5% so với báo cáo tự lập, xuống còn 263 triệu đồng. Kiểm toán còn chỉ ra nhiều dấu hiệu cho thấy sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu dẫn đến nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục của công ty. Do đó, kiểm toán từ chối đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính của Thép tấm lá Thống Nhất cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2022.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bàn tán về thị trường