menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Mai Vân

CEO GoTo: Còn cả chặng đường dài mới có lợi nhuận

Andre Soelistyo, Giám đốc điều hành của nhà cung cấp nền tảng thương mại điện tử và siêu ứng dụng GoTo, tỏ ra rụt rè trước việc khoản lỗ ròng tăng hơn 50% vào năm 2022, và ông đánh giá đây là giai đoạn chuyển tiếp đầy thách thức đối với công ty.

“Đó là một năm đã thay đổi suy nghĩ của chúng tôi và cho chúng tôi thấy chúng tôi cần vận hành như thế nào”, ông Soelistyo cho biết tại một cuộc họp báo hồi tháng 3 khi GoTo công bố kết quả kinh doanh hàng năm.

Báo cáo tài chính của GoTo tiết lộ rằng khoản lỗ ròng trong 12 tháng qua của công ty đã tăng 56% so với năm trước đó lên 40.4 ngàn tỷ rupiah (2.7 tỷ USD). Khoản lỗ của công ty hiện gấp hơn ba lần so với doanh thu của họ, mặc dù doanh thu đã tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, lên 11.3 ngàn tỷ rupiah.

Doanh số và thu nhập ròng quý 4/2022 của GoTo (Đvt: Tỷ Rupiah)

CEO GoTo: Còn cả chặng đường dài mới có lợi nhuận

Tệ hơn nữa, các công ty cùng ngành trong lĩnh vực công nghệ ở Đông Nam Á, công ty thương mại điện tử Bukalapak của Indonesia và Grab, Sea của Singapore, đều đang dần có lợi nhuận, còn GoTo lại chìm trong thua lỗ.

Các nhà đầu tư vì vậy đã trở nên cảnh giác với GoTo, công ty được ra mắt rầm rộ vào tháng 05/2021 thông qua việc sáp nhập dịch gọi xe và giao đồ ăn Gojek và công ty thương mại điện tử Tokopedia đều của Indonesia. Cả hai công ty này đều là những kỳ lân nổi tiếng trước đó.

Nhưng kể từ khi niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Indonesia (IDX) vào ngày 11/04/2022, giá cổ phiếu của GoTo đã sụt giảm và hiện thấp hơn 2/3 so với giá IPO 338 rupiah/cp. Vốn hóa thị trường của GoTo hiện ở mức 119.6 ngàn tỷ rupiah, lớn thứ 14 trên IDX.

Giám đốc điều hành Piter Abdullah tại Viện nghiên cứu Segara nói với Nikkei Asia rằng: “Đối với GoTo, tôi có thể nói rằng vấn đề lớn nhất mà họ gặp phải là thời điểm không may mắn. Công ty được niêm yết ngay khi thị trường đang quay lưng lại với lĩnh vực này, còn nhà đầu tư đòi hỏi lợi nhuận, thay vì tăng trưởng nhanh chóng”.

Bất chấp khoản lỗ ngày càng tăng, ông Soelistyo vẫn nhận thấy một dấu hiệu tích cực. “Chúng tôi đã đạt được tiến bộ đáng kể trên con đường tăng tốc hướng tới lợi nhuận của mình”, ông nói trong một tuyên bố kèm theo số liệu cho thấy lợi nhuận EBITDA điều chỉnh đã cải thiện trong quý thứ 4 liên tiếp tính đến quý 4/2022.

Công ty cho biết họ đang đạt được tiến bộ trong việc giảm chi phí. Họ đã giảm 34% trong chi phí dành cho các ưu đãi và tiếp thị sản phẩm, xuống còn 2.8 ngàn tỷ rupiah trong 3 tháng cuối năm 2022 so với cùng kỳ năm trước.

Tuy nhiên, các nhà phân tích nói rằng thách thức không chỉ nằm ở việc cắt giảm tài chính, mà công ty cần trở nên cạnh tranh hơn và cải thiện các nguyên tắc cơ bản để bắt đầu tạo ra lợi nhuận.

Jianggan Li, Giám đốc điều hành của công ty tư vấn Momentum Works, cho biết: “GoTo đã tuyên bố rằng họ sẽ đưa ra các mục tiêu về lợi nhuận, nhưng họ đang phải đối mặt với một môi trường cạnh tranh và nguồn vốn thực sự khó khăn. Thách thức thực sự là họ đang cạnh tranh trên nhiều mặt trận với các đối thủ lớn hơn trong khu vực, những người đang có vị thế tiền mặt tốt hơn”.

GoTo đang trong cuộc cạnh tranh khốc liệt

CEO GoTo: Còn cả chặng đường dài mới có lợi nhuận

GoTo cho rằng lỗ ròng tăng là do một số yếu tố, bao gồm tổn thất lợi thế thương mại trị giá 11 ngàn tỷ rupiah liên quan đến việc sáp nhập Gojek và Tokopedia. Công ty cũng viện dẫn sự gia tăng chi phí bồi thường do điều chỉnh quy mô nhân viên và chi phí tái cơ cấu một lần cùng nhiều thứ khác.

Josua Pardede, chuyên gia kinh tế tại Bank Permata, cho biết: “Chúng tôi nghĩ rằng một trong những phần lớn nhất của khoản chi phí này đến từ tiền lương nhân viên và bao gồm chi phí sa thải nhân viên được thực hiện vào năm 2022. Trong tương lai, khi GoTo bắt đầu hành động để vận hành hiệu quả hơn thông qua một số đợt sa thải, chúng tôi hy vọng chi phí cố định, đặc biệt là tiền lương của nhân viên, sẽ giảm để hỗ trợ khả năng sinh lời của GoTo”.

GoTo đang tăng cường cắt giảm số lượng nhân viên, với đợt sa thải thêm 600 người vào tháng 03/2023. Công ty cho biết đợt cắt giảm này là cần thiết để tạo ra một tổ chức hợp lý hơn.

Giới phân tích hoan nghênh điều đó, nhưng nói rằng đó chỉ là một phần của giải pháp. “Chỉ cắt giảm việc làm sẽ không đủ”, ông Li của Momentum Works cho biết, đồng thời nhấn mạnh rằng họ phải tăng tốc.

Ông cho biết GoTo cần cắt giảm trên nhiều mặt, bao gồm cắt giảm các hoạt động không cốt lõi, tập trung vào việc tăng hiệu quả và cải thiện lợi nhuận của các mảng còn lại và thoái vốn khỏi các thị trường như Việt Nam trong ngắn hoặc trung hạn. “Để đạt được lợi nhuận ròng, họ sẽ cần nhiều biện pháp quyết liệt hơn để thúc đẩy hiệu quả và tiết kiệm chi phí trong mọi lĩnh vực hoạt động”, ông Li nói.

Reza Priyambada, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện nghiên cứu CSA, cho rằng không cần thiết phải cải tổ bộ máy quản lý. Theo ông, đội hình hiện tại nên tiếp tục tập trung vào cách quản lý các chi phí và nỗ lực tăng doanh thu thông qua đổi mới. “Chi tiêu quá nhiều vào các chương trình khuyến mãi là tốt cho khách hàng, nhưng không tốt cho công ty.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại