Cách cơ cấu danh mục và đi vốn hiệu quả
Cơ cấu danh mục là một trong những phương pháp quản trị rủi ro, theo sách vở và các bài thuyết giảng thì ta thấy câu “không nên bỏ trứng vào một giỏ” tức là cần đa dạng hóa danh mục. Vậy tại sao phải đa dạng hóa danh mục?
* Cơ cấu theo quy mô vốn:
a, Vốn dưới 1 tỷ:
Chọn tối đa 2 ngành
- Ngành ưu tiên chọn 2 mã …
- Ngành còn lại chọn 1 mã…
b, Vốn trên 1 tỷ dưới 5 tỷ:
Chọn tối đa 3 ngành
- Ngành ưu tiên 1 tỷ trọng 50% NAV chọn 2 mã
- Ngành ưu tiên 2 tỷ trọng 30-35% NAV chọn 2 mã
- Ngành ưu tiên 3 tỷ trọng 15-20% chọn 1 mã (có thể dùng để đánh ngắn theo trend)
c, Vốn trên 5 tỷ
Chọn tối đa 3 ngành
- Ngành ưu tiên 1 tỷ trọng 50% NAV chọn 2 mã
- Ngành ưu tiên 2 tỷ trọng 30-35% NAV chọn 2 mã
- Ngành ưu tiên 3 tỷ trọng 15-20% chọn 2 mã
2, Cách đi vốn:
Bài phân tích này tập trung định hướng cho NĐT F0 nên cách đi vốn cũng không phù hợp với những người có nhiều kiến thức, kỷ năng và kinh nghiệm nên việc đi vốn cũng cần linh hoạt và đi vốn nhiều lần
3, Các lưu ý trong cơ cấu danh mục và đi vốn
a, Trong cơ cấu danh mục:
- Sự tập trung: mổi người đều có năng lực và sở trường nhất định nên hãy chọn những gì mình có hiểu biết nhiều hơn
- Sự kiểm soát: Thị trường CK biến động rất mạnh nên để kiểm soát danh mục được tốt cần mua ít mã
- Sự sàng lọc: mua 2 mã trong 1 ngành để thị trường tự sàng lọc khi mình chưa đủ kiến thức, kinh nghiệm
b, Trong đi vốn:
- Đi vốn nhiều lần là biện pháp quản trị rủi ro tốt nhất cho người mới
- Phân bổ tỷ trọng cho mã mạnh nhiều hơn là tối ưu hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro, tránh tình trạng mã tăng nhiều nhất thì tỷ trọng ít nhất, mã lỗ nhiều nhất thì tỷ trọng nhiều nhất
- Mua gia tăng khi lần mua trước đã có lãi là gia tăng lợi nhuận
- Đi vốn tối đa từ chân sóng là cơ hội kiếm lợi nhuận nhiều nhất, giảm thiểu rủi ro thấp nhất
- Không gia tăng vốn khi ở vùng đỉnh(lợi nhuận ít nhất, rủi ro cao nhất)
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận