Bí mật đằng sau cú hồi phục: Điều gì đang diễn ra?
Thứ sáu - phiên giao dịch 2/8/2024 đã diễn ra trong sự ngỡ ngàng và vỡ òa cảm xúc hạnh phúc của chứng sỹ trong giai đoạn 2.5 tháng vừa qua khi mà có một đợt hồi xem như là cũng khá quyết liệt với FTS, CTS, DBC, HVN tăng trần cùng nhiều cổ phiếu khác tăng mạnh sau quá trình “cà cưa cà cưa” giảm dần đều vất vả. Đặc biệt là phiên trước đó còn gãy mạnh với nhiều mã sàn.
Như vậy, trong trạng thái này thì thị trường chúng ta đã ổn định chưa? Có thể bắt đầu một chu kỳ đầu tư mới được chưa? Hay đây chỉ là 1 nhịp hồi phục để “kéo khách” lên lại con tàu nhằm đưa khách hàng về đảo 1200 bên dưới MA200?
Những nhà đầu tư có các khoản thô lỗ nặng trên -20% trên -40% thì cũng không thể về bờ, không thể xử lý được vì nếu xử lý sẽ cháy tài khoản - cần phải có những hành động gì?
Trong bài phân tích cuối tuần này, Quang sẽ chia sẻ thực trạng hiện tại và những gốc nhìn của mình theo phương pháp phân tích kỹ thuật kết hợp VSA, Tâm lý học để chúng ta có thể có những chiến lược đầu tư phù hợp trong tuần mới!
Đồ thị Vnindex kèm các đường kẻ kỹ thuật chart ngày
Đầu tiên, việc hồi phục trong phiên thứ 6 với nhiều mã trần hoặc tăng mạnh chắc chắn là 1 điều tốt trong giai đoạn bế tắc này, nhất là phiên hôm trước thị trường vừa lao dốc mạnh. Tuy nhiên, đó là hiện tại mà cái ta tính là các vấn đề tương lai để có 1 con đường đầu tư hiệu quả. Thì ở đây chúng ta cần nhìn vào một số thực trạng trước khi đưa ra kết luận:
1 - Yếu tố thị trường gãy trendline ngắn hạn và trung hạn:
Ở hình bên trên thì anh chị cũng có thể thấy thị trường đã gãy trend ngắn hạn tạo từ đáy tháng 4/2024 đến đáy 6/2024 mà Quang đã liên tục nhắc anh chị từ hơn 1.5 tuần vừa qua. Thậm chí cả trendline trung hạn tạo từ đáy tháng 11/2023 cũng đã gãy:
Đồ thị Vnindex kèm các đường kẻ kỹ thuật chart tuần
Thì ở đây, với trạng thái gãy trend này nhà đầu tư cần làm gì? Chắc chắn ở đây, gãy trend là phải thận trọng chứ không phải ảo tưởng về những tương lai tốt đẹp, ảo tưởng về những kỳ vọng cho đến trước khi thị trường có thể vá lại trend này hoặc tạo ra xu thế mới.
Đồ thị HCM kèm các đường kẻ kỹ thuật chart ngày
Ví dụ cổ phiếu HCM, hay là SSI, VCI, VND,... cùng ngành nghề với vốn hoá lớn - thì gần như hồi phục chỉ là một trạng thái “an ủi” nhà đầu tư thôi, chứ bản chất nhà đầu tư vẫn “nằm nghe sóng vỗ ngoài đảo xa”, lỗ vẫn lỗ thôi. Thậm chí là chỉ hồi cho có lệ thôi chứ không thấy dòng tiền tổ chức trở lại mạnh mẽ - trong nhiều lúc thậm chí BVS đã +5% mà HCM, SSI vẫn còn giá đỏ.
Vì sao lại có cái hoàn cảnh éo le này? Kéo con vốn hoá nhỏ có phải sẽ bỏ rất ít tiền nhưng mà yếu tố FOMO và lan tỏa cao rồi các mã tự hồi thay vì cướp hàng?
3 - Thanh khoản thấp và dòng tiền lặng mất ở cổ phiếu nói chung:
Đây là một yếu tố tiếp diễn yếu tố ở trên mà Quang đã chia sẻ, dòng tiền gần như lặng mất hút từ những tháng vừa qua. Nhiều lần nhìn rất đẹp nhưng tiền thì nó cũng không tham gia tại nhiều ngành nghề chứ không phải 1 ngành như:
+ Chứng khoán có VND, SSI, VCI, HCM, SHS,....
+ Thép có HPG, NKG,...
+ Dầu khí có PVS, PVD,...
+ Bất động sản có DIG, DXG, PDR, NLG,...
+ Đầu tư công có CII, HHV, VCG,...
….
Cùng nhiều ngành nghề khác mà nó theo 1 cái mẫu, 1 cái form tựa tựa như này:
Đồ thị PVS kèm các đường kẻ kỹ thuật chart ngày
Như cổ phiếu PVS là một trong các cổ trên, liên tục có rất nhiều sự kỳ vọng về sóng dầu khí, dự án lô B Ô Môn hay là giá dầu thế giới nhiều lần. Tuy nhiên cổ phiếu vẫn giảm dần đều trước những sự kỳ vọng đó. Dòng tiền tổ chức, dòng tiền cá mập gần như không tham chiến mà “mắt thường” ta có thể thấy ở trên.
Tương tự thì kỳ vọng về phá giá thép của HPG, kỳ vọng về sóng Chứng khoán nâng hạng, kỳ vọng về sóng bất động sản phục hồi, kỳ vọng về sóng cổ đầu tư công, kỳ vọng chênh lệch tỷ giá ngành xuất khẩu, dệt may.... vâng vâng thì đa phần đều gặp chung một vấn đề: đó là tiền không tham gia như kỳ vọng của nhà đầu tư. Mà dẫn đến kỳ vọng và ôm hàng và lỗ từ từ cưa chân đi xuống rất là xa.
Với 3 yếu tố phân tích về “thực trạng” hiện tại của thị trường mà anh chị có thể tự kiểm tra được trên đồ thị qua những gì anh chị nhìn thấy, đọc được nghe được khi gãy trend mà còn mất dòng tiền, càng kỳ vọng càng lỗ với những tin tức, vĩ mô tốt đẹp. Thì Quang sẽ đưa ra kết luận là:
1 - Chỉ đầu tư ở mức độ từ 20% đến 40% vốn gốc - không sử dụng margin. Vì đây là 1 nghịch lý, nhưng nghịch lý này lại khiến chúng ta lỗ và kẹt hàng thì đầu tư mạnh, full margin sẽ là 1 con dao rủi ro cực lớn. Nhưng không đầu tư thì sẽ rất tiếc, nên giữ vững vừa đủ là một sự hợp lý.
2 - Chỉ mua khi hoảng loạn - vì thị trường về bản chất đang đi trong trendline giảm - trend down chứ không phải trendline tăng. Các khoản đua lệnh gần như lỗ nặng như:
Đồ thị HAH kèm các đường kẻ kỹ thuật chart ngày
Đua lệnh cổ phiếu HAH khi có GAP UP break trendline giảm vào phiên sáng +3%. Hàng về hết hồn với khoản lỗ -12%, lúc cao trào -15%.
Nhưng mua thấp, mua trong sự hoảng loạn như phiên thứ 6 thì luôn có 1 tỉ lệ thành công cao. Hoặc nếu lỗ thì khi đã hoảng loạn bán tháo về bản chất đã -3% -5% thì bắt vào thì ngay lập tức sẽ có lãi hoặc lỗ cũng nhẹ:
Ví dụ danh mục này, là danh mục của Quang đi “nhặt dép” lúc hoảng loạn cực độ đầu phiên sáng thứ 6 vừa qua 20% tổng NAV - lỗ thì cũng không buồn, nhưng bắt hoảng loạn trong xu thế giảm mà nó hồi lại thì rất là vui. Còn hơn là đua lệnh rồi bị úp bô ngược.
4 - Quan trọng nhất với những anh chị lỗ nặng:
Bản chất khi anh chị kẹt VCI, SSI, HCM thì cũng lỗ từ -15% -20% trở lên, anh chị kẹt VIX, SHS, VGI, DIG, DXG, CEO, PDR, NVL, VIC, VHM, VRE có thể còn lỗ hơn -30% đến -40% từ lâu rồi thì dù hiện tại hồi phục mạnh thế này anh chị có về bờ được không ạ? Nghe thì phũ phàng nhưng mà thật sự là vô pháp có thể về bờ. Càng trung bình giá càng lỗ như:
Đồ thị PDR kèm các đường kẻ kỹ thuật chart ngày
Ví dụ cổ phiếu PDR trước những kỳ vọng đại sóng BĐS mới vào 04/2024 tới giờ thì đã -40%. Mỗi 1 giai đoạn rơi xuống từ -15% -20% -25% -30% đều có những kỳ vọng mua thêm vào trung bình giá, để khi mã hồi lại thì ta về bờ. Nhưng gần như CÀNG MUA, THÌ NÓ CÀNG GÃY. Hồi mạnh thỉnh thoảng vẫn có như hôm thứ 6, nhưng kết quả sập thì vẫn sập, đảo càng lúc càng xa trôi từ Việt Nam sang Philippines sắp cháy 1/2 vốn rồi cũng chả hồi.
Anh chị có thể nhắn tin cho Quang hoặc 2 trợ lý Như Thảo, Trúc Vy để nhận video hướng dẫn.
Excel theo dõi quá trình T0 lãi lỗ trong ngày qua phí thuế mua bán
+ Một nhà đầu tư cứ thấy thị trường kéo mạnh, cổ phiếu kéo mạnh thì sẽ luôn nghĩ là có nên canh bán, canh thoát hàng, nó có “lừa” ta hay không? Thây vì bình thường sẽ đua lệnh, sẽ FOMO mua theo rồi lỗ.
+ Một nhà đầu tư cứ thấy đạp mạnh, bán tháo thì suy nghĩ có nên mua vào không ta? Để tí nó hồi lên mình bán hàng T0 ra cho có lãi nè. Chứ không phải khi bán tháo thì bán tháo theo rồi nó hồi lại mất hàng.
+ Luôn gồng mình, luôn suy nghĩ và vận dụng các kiến thức đầu tư, các suy đoán xu thế nghịch vào việc mua bán để lướt - sẽ giúp nhà đầu tư giỏi hơn và ít bị dụ hơn.
Với nhiều cái tốt như vậy, hơn nữa còn về bờ được với các khoản lỗ nặng sau một thời gian thì việc gì không làm? Đúng là lúc đầu trading nếu đoán sai xu thế thì vẫn phải cutloss như thường - nhưng cái gì mà không tập, không thử? Quang vẫn chia sẻ anh chị mỗi ngày nên làm gì vào sáng: nên canh mua trước hay bán trước và khi nào nên canh thoát/mua lại trong các phiên đó! Nhất là máy phiên gần đây thậm chí là bán xanh mua sàn, mua đỏ bán trần T0 lãi còn kinh khủng hơn cả việc mua thường!
Đây là bài phân tích tuần này, nhìn chung đó là:
+ Cần mua hay đầu tư luôn trong tâm lý thận trọng và an toàn trên hết do gãy trendline trung hạn. Sẵn sàng nhảy tàu và chạy nếu có biến, tâm lý ngắn hơn dài!
+ Tâm lý và tư duy đặt đúng, phù hợp với từng thời kỳ. Khi nào có sóng Chứng như tháng 5 6 7 /2023, Có sóng bank như tháng 1 2 3 /2024, có các sóng đơn lẻ như đạm, cảng, công nghệ như 4 5 /2024 thì đầu tư hết mình và tư duy kỳ vọng. Còn giờ cái gì cũng lỗ, mua hở ra là nát thì phải có tin thần khác!
+ Kẹt hàng lỗ nặng, kẹt quá trời thì bản chất cũng không thể về bờ. Dù thị trường có đi lên vùng 1300 thì anh chị có về bờ được không? Như máy mã NVL, PDR có khi lên 1500 1600 còn không thể về bờ. Thì tự giác và tập trading T0 như Quang chia sẻ trên là 1 điều hợp lý, gồng lỗ quá lâu và lỗ nặng thì cutloss rất tiếc cũng như mất sạch vốn.
Ngoài ra, anh chị cần hỗ trợ cơ cấu danh mục cổ phiếu có thể trực tiếp liên hệ với Quang hoặc 2 bạn trợ lý Như Thảo, Trúc Vy - Team sẽ đưa ra hướng hỗ trợ cụ thể nhất cho danh mục của anh chị MỘT CÁCH MIỄN PHÍ, tránh việc anh chị hoảng loạn bán ngay đáy, hoặc mua trung bình giá - càng mua càng lỗ.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận