Bàn luận về TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI (USD/VND): Liệu có cán mốc 25.000 trong năm 2023 ?
Cả nhà có ý kiến gì về diễn biến của TỶ GIÁ HỐI ĐỐI trong giai đoạn cuối năm và tác động lên TTCK thì có thể để lại bình luận bên dưới để chúng ta cũng trao đổi nhé!
1) Khái niệm:
Tỷ giá hối đoái là giá cả của một đồng tiền được biểu thị thông qua một đồng tiền khác
Ví dụ: 1 USD = 17.847 VND
Giá của 1 USD là 17.847 VND
(NHNN điều hành tỷ giá theo cơ chế tỷ giá trung tâm linh hoạt tức là áp dụng mức tỷ giá do NHNN ban hành và điều chỉnh theo biên độ +-5%)
2) Nhân tố chủ yếu tác động đến tỷ giá hối đoái trong nền kinh tế mở:
- Chênh lệch lạm phát giữa 2 quốc gia (do ngang giá sức mua)
- Chênh lệch lãi suất giữa 2 quốc gia (do dòng vốn dịch chuyển theo lãi suất)
- Cung và cầu về ngoại hối (Dự trữ ngoại hối)
- Các yếu tố phi kinh tế khác (Chính trị,..)
--> Nguyên nhân tỷ giá tăng gần đây:
*) NHNN liên tục ban hành chính sách giảm lãi suất hỗ trợ các DN trong nước, trong khi Mỹ vẫn neo lãi suất ở mức cao do lạm phát
- USD vẫn duy trì được sức mạnh khi Fed dần đi vào chặng cuối của chu kỳ nâng lãi suất.
- ECB tiếp tục duy trì chính sách thắt chặt tiền tệ đã giúp đồng EUR tăng nhẹ so với đồng USD trong nửa đầu - năm
- Chính sách nới lỏng tiền tệ của NHTW Trung Quốc và Nhật Bản khiến cho đồng tiền hai nước này tiếp tục mất giá thêm khoảng 5,0% và 9,3% so với đồng USD trong nửa đầu năm nay
Trong khi đó, NHNN Việt Nam liên tục cắt giảm lãi suất điều hành gây sức ép lên tỷ giá
*) Đồng VND có liên hệ mật thiết với đồng NDT (Trung Quốc) do là bạn hàng thân thiết trên thị trường thương mại quốc tế, dù vậy đồng NDT cũng đang suy yếu do nền kinh tế suy yếu
3) Kỳ vọng TỶ GIÁ 4 tháng cuối năm:
Tăng trưởng kinh tế chưa cải thiện nhiều trong Q3 cũng là cơ sở để NHNN cân đối giảm tiếp lãi suất điều hành.
Do vậy khả năng tỷ giá có thể tiếp tục tăng lên mức USD/VND là 24.500.
Tỷ giá USD/VND có thể tăng vượt mức này nếu đồng USD tăng tốc mạnh (Phụ thuộc vào chính sách tiền tệ mà FED áp dụng giai đoạn cuối năm, có thể theo dõi sức mạnh đồng VND thông qua chỉ số DXY - U.S. Dollar Index) ) nhưng áp lực có thể không mạnh bằng năm trước do năm nay Việt Nam sẽ ghi nhận thặng dư thương mại cao kỷ lục, lạm phát trong xu hướng giảm và dự trữ ngoại hối đang được tích luỹ trở lại.
4) Mối liên hệ với THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Các bài NGHIÊN CỨU KHOA HỌC thực nghiệm đã cho thấy Tỷ giá USD/VND và thị trường chứng khoán có biến động ngược chiều, tức là khi đồng tiền nội địa mất giá (USD/VND tăng) thì VNINDEX giảm và ngược lại.
*) Tác động tiêu cực
- Đối với các doanh nghiệp nhập khẩu khi chi phí nhập khẩu tăng thì khối lượng nhập khẩu có thể giảm xuống.
- Dòng vốn từ NDT nước ngoài có xu hướng đi ra để bù lại khoản chênh lệch khi có giao dịch thương mại phải thanh toán bằng ngoại tệ
- Các doanh nghiệp nợ USD sẽ bị thiệt hại hơn khi đồng VND mất giá (HPG, PVD, HVN, POW, MPC,...)
*) Tác động tích cực
- Ngược lại, các doanh nghiệp xuất khẩu lại có lợi thế tương đối về giá nếu sử dụng chủ yếu nguyên liệu trong - nước (ngành thủy sản, may mặc, cao su và khoáng sản)
- Các doanh nghiệp ngành dầu khí và vận tải biển có nguồn thu ngoại tệ trực tiếp từ việc bán sản phẩm, cung cấp dịch vụ đầu ra cũng đồng thời được hưởng lợi từ việc thay đổi tỷ giá
- Mức độ ảnh hưởng tới từng doanh nghiệp lại khác nhau tùy vào cơ cấu doanh thu (VD BDS KCN doanh thu chủ yếu là USD)
Anh chị có thể tham khảo VIDEO đánh giá về thị trường của em qua kênh Youtube NHÀ ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH TỰ DO nhé
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận