1 cổ phiếu có game thoái vốn 2024
VIB - Cổ phiếu có game thoái vốn
1. Cổ phiếu đang trên nền giá kéo dài 8 tháng
VIB đang trên nền giá kéo dài 8 tháng kể từ nhịp tăng cuối cùng vào quý 1/2024.
Lý do
VIB không tăng là đến từ việc LNST của nhà băng này đang đi lùi
Quý 2/2024, VIB có LNST là 1682 tỷ, giảm 28% so với cùng kỳ năm ngoái và giảm 15% so với quý trước
LNTT của VIB trong quý 3 cũng giảm 26% so với cùng kỳ năm 2023
Dù ghi nhận lợi nhuận không khả quan nhưng giá cổ phiếu cũng không giảm mà đi ngang tích lũy trật tự từ cuối tháng 2 đến nay
=> Đây là bệ phóng cho đà tăng của cổ phiếu sau này khi nền kinh tế đang trong quá trình phục hồi, rồi dần kết quả kinh doanh của VIB cũng sẽ hồi phục theo – bước vào chu kỳ mới
Xem thêm tại: https://www.youtube.com/watch?v=THLP_GAy-Uw&t
2. Tăng trưởng tín dụng tốt nhất ngành
VIB có tốc độ tăng trưởng tín dụng rất tốt – đây là key chính của nhóm ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung
Dư nợ tín dụng của VIB đạt hơn 298.000 tỷ đồng, tăng gần 12%, cao hơn so với mức 9% trung bình ngành.
Riêng quý 3, VIB tăng trưởng tín dụng gần 7%, là một trong những ngân hàng bán lẻ có tăng trưởng tín dụng tốt nhất ngành
Huy động vốn 9 tháng đầu năm tăng 8%, cao gần gấp đôi trung bình ngành, điều này đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động tín dụng.
3. Game thoái vốn khối ngoại của VIB
CBA (một ngân hàng tại Úc) là cổ đông ngoại chiến lược của Ngân hàng VIB - với gần 15 năm đồng hành, họ quyết định thoái vốn tại VIB.
Năm 2010, CBA chính thức trở thành đối tác chiến lược của VIB khi mua lại 15% cổ phần trị giá khoảng 4.000 tỷ đồng sau quá trình đàm phán kéo dài từ năm trước đó. Chỉ 1 năm sau, CBA đã nâng mức sở hữu tại VIB lên gần 19.8% - tương đương 591 triệu cổ phiếu, mức tối đa mà một cổ đông nước ngoài được nắm giữ.
Trong Đại hội đồng cổ 2024 vừa qua, VIB đã được thông qua việc giảm tỷ lệ sở hữu nước ngoài (room ngoại) tại Ngân hàng từ 20,5% xuống còn 4,99%. Quyết định này sẽ có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2024.
Khi đấy, CBA đang cầm 19.8% cổ phần, vậy ngân hàng này sẽ buộc phải giảm tỷ lệ về dưới 4.99% - tương đương phải thoái khoảng 15% tức bán ra 450 triệu cổ phiếu.
Thực tế, động thái thoái vốn khỏi đã được dự báo từ trước, kể từ khi CBA bắt đầu rút khỏi hội đồng quản trị của VIB từ năm 2019.
Trong phiên 24/09, có gần 150 triệu cổ phiếu đã bán thỏa thuận và phiên 29/10 có thêm 300 triệu cổ phiếu đã thỏa thuận trên sàn – tổng gần 450 triệu cổ phiếu, vừa khớp với số lượng cổ phiếu mà CBA cần thoái ở trên.
Việc cổ đông cũ rời đi sẽ mở đường cho cổ đông chiến lược, cho những câu chuyện mới của VIB. Đây sẽ là cú hích tăng giá cho cổ phiếu trong thời gian tới.
Xem thêm tại: https://www.youtube.com/watch?v=THLP_GAy-Uw&t
Giống câu chuyện thoái vốn của 2 quỹ ngoại Red River Holding và Temasia tại EVE vào năm 2016. Sau rất nhiều mâu thuẫn, Red River và Temasia Capital Limited đã chấm dứt duyên nợ với Everpia.
Khi có thông tin, cổ phiếu này đã liên tục tăng hơn 40% đến ngày 29/3/2016 - ngày 2 quỹ ngoại chính thức thoái vốn. Sau đó, cổ phiếu EVE tiếp chuỗi tăng dài hơn 60% trước khi hạ nhiệt
Kết luận
Ngân hàng sẽ là ngành lõi để đầu tư trong 2025, kì vọng pha tăng thứ 3 của nhóm ngân hàng sẽ thuộc về nhóm cho vay cá nhân, trong đấy có VIB
XEM CHI TIẾT TẠI ĐÂY
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận