menu
24hmoney

Bài của PHẠM THANH TÙNG

Ảnh đại diện
Ngành bán Tiêu dùng - Bán lẻ tuy kém khả quan nhưng trung hạn vẫn tích cực
Tóm tắt nội dung:
- Phần 1: Bức tranh tổng thể năm 2023: Những khó khăn từ các yếu tố vĩ mô
- Phần 2: Dự báo kết quả kinh doanh của một số doanh nghiệp niêm yêt, gồm: SAB, VNM, MSN, QNS, MWG, FRT, DWG, PNJ
Ngành bán Tiêu dùng - Bán lẻ tuy kém khả quan nhưng trung hạn vẫn tích cực. Tóm tắt nội dung:. - Phần  ...
Phần 1: Bức tranh tổng thể năm 2023: Những khó khăn từ các yếu tố vĩ mô
1. Niềm tin của người tiêu dùng giảm
Niềm tin người tiêu dùng trong tháng 1/2023 (theo số liệu công bố gần đây nhất) do hãng nghiên cứu Infocus Mekong Research (IFM) công bố giảm từ 63 điểm trong tháng 7/2022 xuống còn 57 điểm, phản ánh những bất ổn kinh thể gồm: vỡ bong bóng BĐS, lạm phát cao và thanh khoản thắt chặt. Điểm đáng chú ý là niềm tin người tiêu dùng trong tháng 1/2023 cao hơn so với tháng 1/2022 khi nền kinh tế bắt đầu mở cửa sau làn sóng Covid-19 thứ 2 nhưng vẫn thấp hơn nhiều mức trước dịch là 84 điểm ghi nhận vào tháng 1/2020.
Ngành bán Tiêu dùng - Bán lẻ tuy kém khả quan nhưng trung hạn vẫn tích cực. Tóm tắt nội dung:. - Phần  ...
Biểu đồ: Chỉ số niềm tin tiêu dùng, Việt Nam
2. Xuất khẩu yếu, tỷ lệ thất nghiệp tăng và lạm phát cao
Do nhu cầu thế giới suy yếu tăng trưởng xuất khẩu sẽ giảm tốc trong năm 2023. Cụ thể, xuất khẩu dự báo sẽ giảm trong 6 tháng đầu năm 2023 vì nhu cầu tại Mỹ và EU sụt giảm; sau đó hồi phục trong 6 tháng cuối năm 2023 nhờ thị trường Mỹ và EU hồi phục, cộng với nhu cầu từ thị trường Trung Quốc quay trở lại.
Trên thực tế, chỉ số PMI và kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã kém khả quan từ vài tháng qua. Các dấu hiệu tiêu cực đã xuất hiện vào tháng 10/2022 khi chỉ số PMI giảm còn 50,6 từ 52,5 vào tháng 9/2022. Chỉ số này đã ở dưới mốc 50 trong 5 tháng liên tiếp từ tháng 11/2022 đến tháng 3/2023, cho thấy xu hướng thu hẹp của lĩnh vực sản xuất trong bối cảnh nhu cầu trong nước và thế giới suy yếu.
Ngành bán Tiêu dùng - Bán lẻ tuy kém khả quan nhưng trung hạn vẫn tích cực. Tóm tắt nội dung:. - Phần  ...
Biểu đồ: PMI của thế giới và Việt Nam
Kim ngạch xuất khẩu bắt đầu giảm từ tháng 11 năm ngoái và tiếp tục giảm trong tháng 12/2022 và tháng 1/2023. Sau khi tăng 12% trong tháng 2/2023, kim ngạch xuất khẩu đã giảm trở lại 15% trong tháng 3/2023 với kim ngạch ở toàn bộ các sản phẩm chủ đạo giảm, đặc biệt là điện thoại (giảm 42%), giày dép (giảm 23%), gỗ & sản phẩm gỗ (giảm 23%), dệt may (giảm 13%).
Ngành bán Tiêu dùng - Bán lẻ tuy kém khả quan nhưng trung hạn vẫn tích cực. Tóm tắt nội dung:. - Phần  ...
Biểu đồ: Tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu, kim ngạch nhập khẩu Việt Nam
3. Tỷ lệ thất nghiệp dự báo tiếp tục tăng
Với hoạt động xuất khẩu chững lại và thị trường BĐS được siết chặt, người lao động đã bị mất việc làm sẽ ảnh hưởng đến thu nhập của người tiêu dùng.sẽ ảnh hưởng đến thu nhập của người tiêu dùng.
Theo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, từ tháng 9/2022 đến tháng 1/2023, đã có 48.600 người lao động mất việc làm trong khi 491.000 người lao động bị giảm giờ làm. Trong đó, 75% số lao động bị mất việc/giảm giờ làm thuộc về các doanh nghiệp FDI, chủ yếu ở lĩnh vực dệt may, giày dép và gỗ & sản phẩm gỗ.
Theo đó, tỷ lệ thất nghiệp đã tăng lền 2,32% tại thời điểm cuối Q4/2022 từ 2,28% trong Q3/2022. Đồng thời, tỷ lệ thiếu việc làm cũng đã tăng lên 1,98% từ 1,92% trong Q3/2022.
Ngành bán Tiêu dùng - Bán lẻ tuy kém khả quan nhưng trung hạn vẫn tích cực. Tóm tắt nội dung:. - Phần  ...
Biểu đồ: Tỷ lệ thất nghiệp tại Việt Nam
4. Lạm phát là nỗi lo lớn nhất của người tiêu dùng
Trong một cuộc khảo sát do IFM thực hiện trong tháng 1/2023, lạm phát là nỗ lo lớn nhất của người tiêu dùng, tiếp theo là ô nhiễm, suy thoái kinh tế và thất nghiệp. Trong khi đó vào tháng 1/2022, lo ngại lớn nhất là tác động tiêu cực của dịch Covid-19 đối với hoạt động kinh doanh.
Vào tháng 3/2023, CPI đã hạ nhiệt và chỉ còn tăng 3,35% so với cùng kỳ từ 4,31% so với cùng kỳ trong tháng 2/2023. Tuy nhiên, lạm phát cốt lõi vẫn cao hơn lạm phát tổng thể, tăng 4,88% so với cùng kỳ trong tháng 3/2023 so với mức tăng 4,96% so với cùng kỳ trong tháng 2/2023.
Theo HSC dự báo lạm phát tổng thể năm 2023 là 3,7% (tăng từ 3,1% trong năm 2022). Áp lực lạm phát sẽ xuất phát từ nhóm hàng lương thực & thực phẩm, nhà ở, xây dựng do chi phí ăn ngoài và chi phí thuê nhà tiếp tục tăng. Đồng thời, giá điện, lương cơ bản và học phí dự báo cũng sẽ tăng.
Ngành bán Tiêu dùng - Bán lẻ tuy kém khả quan nhưng trung hạn vẫn tích cực. Tóm tắt nội dung:. - Phần  ...
Biểu đồ: Những lo ngại đối với người tiêu dùng Việt Nam
5. Sức tiêu dùng trong nước dự báo tiếp tục tăng trong năm 2023 nhưng tốc độ tăng chậm lại
Với niềm tin người tiêu dùng suy giảm dự báo tăng trưởng doanh số bán lẻ sẽ giảm tốc chỉ còn 8,5% trong năm 2023 (từ 20% grong năm 2022) và 9% trong năm 2024. Cụ thể, doanh số mặt hàng lương thực, thực phẩm dự báo tăng trưởng 5% trong khi doanh số thiệt bị & đồ gia dụng, phương tiện vận tải giảm. Nhụ cầu sẽ tiếp tục chuyển từ hàng hóa sang dịch vụ với doanh số dịch vụ sẽ tăng trưởng mạnh 22%. Các sản phẩm hàng tiêu dùng thiết yếu sẽ đạt kết quả tốt hơn hàng tiêu dùng không thiết yếu. Và trong nhóm hàng tiêu dùng không thiết yếu, các sản phẩm xa xỉ sẽ tăng trưởng tốt hơn sản phẩm đại trà nhờ những người có thu nhập cao thường ít chịu ảnh hưởng hơn từ các khó khăn vĩ mô.
Ngành bán Tiêu dùng - Bán lẻ tuy kém khả quan nhưng trung hạn vẫn tích cực. Tóm tắt nội dung:. - Phần  ...
Biểu đồ: Doanh số bán lẻ tại Việt Nam
Trong cuộc khảo sát, với câu hỏi “Bạn sẽ chi tiêu nhiều hơn, bằng hay ít hơn cho từng nhóm sản phẩm”, có 40% số người tham gia khảo sát cho biết sẽ chi tiêu nhiều hơn cho giáo dục và 10% cho biết sẽ chi tiêu ít hơn. Tăng trưởng chi tiêu cho giáo dục theo đó ước tính sẽ đạt 30% trong khi mức tăng trưởng thực (điều chỉnh lạm phát) là 19,5%. Chi tiêu cho thực phẩm và đồ uống đứng thứ 2 với mức tăng trưởng thực là 10,4%. Dựa trên cuộc khảo sát, chi tiêu cho sản phẩm điện tử cá nhân và sản phẩm gia dụng dự báo lần lượt giảm 7% và 12%. Theo đó, trên cơ sở kết quả khảo sát của IFM, mức tăng trưởng thực bình quân của 11 nhóm hàng tiêu dùng là 5,4%.
Ngành bán Tiêu dùng - Bán lẻ tuy kém khả quan nhưng trung hạn vẫn tích cực. Tóm tắt nội dung:. - Phần  ...
Bảng: Tăng trưởng thực theo mặt hàng tại Việt Nam
Phần 2: Dự báo kết quả kinh doanh của một số doanh nghiệp niêm yêt
Ngành bán Tiêu dùng - Bán lẻ tuy kém khả quan nhưng trung hạn vẫn tích cực. Tóm tắt nội dung:. - Phần  ...
Bảng: Dự báo lợi nhuận thuần Q1/2023 của 8 doanh nghiệp chủ chốt ngành hàng tiêu dùng
1. Lĩnh vực Hàng tiêu dùng thiết yếu – Thực phẩm, Đồ uống và Thuốc lá
◾️ SAB: Mặc dù kinh tế tăng trưởng chậm lại, sản lượng bia sản xuất của Việt Nam vẫn tăng mạnh 28% so với cùng kỳ trong Q1/2023, cho thấy sức tiêu thụ bia vẫn rất ổn định. Doanh thu thuần SAB được dự báo sẽ đạt là 8.046 tỷ đồng (tăng 10% so với cùng kỳ) và lợi nhuận thuần đạt 1.206 tỷ đồng (tăng 3% so với cùng kỳ). Tỷ suất lợi nhuận thuần giảm nhẹ còn 15% (so với 16% cùng kỳ năm ngoái) vì chi phí đầu vào tăng.
◾️ VNM: Được cho rằng đã giành lại được thị phần trong bối cảnh sức tiêu thụ toàn ngành sữa đi ngang. Doanh thu của VNM dự báo tăng 2% so với cùng kỳ trong Q1/2023 đạt 14.155 tỷ đồng. Chi phí bột sữa nguyên liệu Q1/2023 dự báo tăng 5% so với Q1/2022, từ đó làm giảm tỷ suất lợi nhuận gộp. Theo đó, lợi nhuận thuần Q1/2023 kỳ vọng đạt 2.010 tỷ đồng, giảm 11% so với cùng kỳ.
◾️ MSN: Lợi nhuận Q1/2023 dự báo đạt 900 tỷ đồng, giảm 43% so với cùng kỳ. Nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm của lợi nhuận Q1/2023 gồm: nhu cầu của người tiêu dùng suy giảm cộng với không còn ghi nhận lợi nhuận không thường xuyên từ bán mảng thực phẩm (414 tỷ đồng) và đánh giá lại PLH (281 tỷ đồng).
◾️ QNS: Lợi nhuận Q1/2023 dự báo tăng mạnh 70% so với cùng kỳ đạt 300 tỷ đồng. Lợi nhuận tăng trưởng mạnh chủ yếu nhờ mảng đường đạt kết quả khả quan với sản lượng mía tăng 45% trong niên vụ 2022/2023. Trong khi đó, lợi nhuận mảng sữa đậu nành dự báo không tăng trưởng trong Q1/2023.
2. Lĩnh vực Hàng tiêu dùng không thiết yếu - Bán lẻ
◾️ MWG: Hai trong số các mảng kinh doanh của MWG nhiều khả năng sẽ bị ảnh hưởng nặng vì sức mua nói chung sụt giảm. Dự báo doanh thu thuần Q1/2023 giảm 17% so với cùng kỳ xuống còn 30.451 tỷ đồng và lợi nhuận thuần giảm mạnh 88% so với cùng kỳ còn 172 tỷ đồng. Kết quả kinh doanh giảm mạnh vì cả nhu cầu yếu và nền so sánh cao cùng kỳ năm ngoái.
◾️ FRT: Nguồn đóng góp chính vào lợi nhuận của FRT là chuỗi điện thoại di động - FPT Shop đang phải đối mặt với xu hướng đi xuống mạnh của nhu cầu đối với các sản phẩm công nghệ trước tình hình kinh tế khó khăn. Dự báo doanh thu thuần của FRT trong Q1/2023 giảm 25% so với cùng kỳ xuống còn 5.876 tỷ đồng và lợi nhuận thuần giảm mạnh 91% so với cùng kỳ xuống còn 15 tỷ đồng.
◾️ DGW: Vấn đề về nguồn hàng của Apple đã được giải quyết trong Q1/2023. Tuy nhiên, nhu cầu của người tiêu dùng cuối cùng đối với điện thoại đi động, laptop và máy tính bảng vẫn tiếp tục giảm. Từ đó, dự báo doanh thu thuần Q1/2023 giảm 47% so với cùng kỳ xuống còn 3.687 tỷ đồng và lợi nhuận thuần giảm 62% so với cùng kỳ xuống còn 81 tỷ đồng. Đáng chú ý là Q1/2022 là nền so sánh cao cho Q1/2023 vì nhu cầu bị kìm nén do dịch bệnh được giải tỏa sau giãn cách.
◾️ PNJ: Nhu cầu đối với sản phẩm trang sức sẽ ít bị ảnh hưởng của các điều kiện vĩ mô bất lợi khi so với các sản phẩm hàng tiêu dùng không thiết yếu khác nhờ tập khách hàng chủ yếu có thu nhập cao và sản phẩm thường giữ được giá trị. Vì vậy ước tính lợi nhuận thuần Q1/2023 của PNJ tăng khoảng 8% so với cùng kỳ đạt 770 tỷ đồng. Đây là mức tăng trưởng tích cực khi so với nền cao của Q1/2022 (nhờ nhu cầu bị kìm nén do dịch bệnh được giải tỏa sau giãn cách).
Thanh Tùng - PTT
Nhóm đầu tư VCCI4 - HSC
Nhà đầu tư lưu ý
Mã liên quan
Giá
Biểu đồ

60.50

+1.70 (+2.89%)

Biểu đồ mã DGW

77.30

+2.30 (+3.07%)

Biểu đồ mã MSN
Xem thêm Xem thêm
3 Yêu thích
2 Bình luận
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ