Ảnh đại diện Pro
Doanh nghiệp phân bón, hoá chất thăng hoa trong quý 2.
Nhiều doanh nghiệp nhóm phân bón - hoá chất kinh doanh thuận lợi, nhiều doanh nghiệp thậm chí lãi gấp nhiều lần so với cùng kỳ.
Theo thống kê từ VietstockFinance, trong số 20 doanh nghiệp ngành phân bón - hoá chất công bố BCTC quý 2, có 12 doanh nghiệp đạt lợi nhuận tăng trưởng, chỉ có 5 doanh nghiệp đi lùi, 3 trường hợp thua lỗ.
Doanh nghiệp phân bón, hoá chất thăng hoa trong quý 2.. Nhiều doanh nghiệp nhóm phân bón - hoá  ...
Bốn ông lớn đầu ngành lãi đậm. Phân bón Cà Mau (DCM) tăng doanh thu tới 17%, lên gần 3.9 ngàn tỷ đồng và lãi thuần từ hoạt động kinh doanh là 422 tỷ đồng, tăng 32%.
Đặc biệt, việc có thêm khoản lợi nhuận khác 176 tỷ đồng - lợi nhuận từ việc "mua rẻ" Nhà máy phân bón Hàn Việt (KVF) trong tháng 5/2024 - như chắp thêm cánh cho Đạm Cà Mau. Nhờ vậy, DCM lãi ròng 569 tỷ đồng, gấp gần 2 lần cùng kỳ.
Doanh nghiệp phân bón, hoá chất thăng hoa trong quý 2.. Nhiều doanh nghiệp nhóm phân bón - hoá  ...
Tương tự, Đạm Phú Mỹ (DPM) lãi ròng 239 tỷ đồng quý 2, gấp 2.3 lần. Động lực chính đóng góp cho tăng trưởng doanh thu đến từ sự phục hồi của giá phân bón, cùng với việc doanh nghiệp kiểm soát tốt chi phí quản lý doanh nghiệp.
Phân bón Đình Điền (BFC) - thậm chí còn lãi kỷ lụac với 232 tỷ đồng lợi nhuận ròng, gấp 7.5 lần cùng kỳ, cao hơn đỉnh lợi nhuận giai đoạn 2021 - 2022, thời điểm cơn sốt hàng hoá toàn cầu.
Doanh nghiệp phân bón, hoá chất thăng hoa trong quý 2.. Nhiều doanh nghiệp nhóm phân bón - hoá  ...
Ở hướng ngược lại, Hoá chất Đức Giang (DGC) có sự sụt giảm lợi nhuận nhẹ, đạt 842 tỷ đồng. Tuy nhiên, biên lợi nhuận gộp của doanh nghiệp tăng từ 11% lên 17%.
Kết quả luỹ kế bán niên của nhóm đầu ngành không có nhiều thay đổi. DCM, DPM và BFC đều tăng mạnh lợi nhuận, lần lượt đạt 915 tỷ đồng (+69%), 495 tỷ đồng (37%) và 232 tỷ đồng (gấp 7.5 lần cùng kỳ). Riêng DGC đi lùi 7%, lãi ròng hơn 1.5 ngàn tỷ đồng.
Không chỉ nhóm doanh nghiệp đầu ngành, kết quả quý 2 của đa số doanh nghiệp ngành phân bón đều có sự tăng trưởng.
Nổi bật là nhóm doanh nghiệp thuộc Vinachem. Như LAS, mặc dù doanh thu giảm sâu 30%, nhưng lãi ròng tới 67 tỷ đồng, gấp 2 lần so với cùng kỳ, đạt mức cao nhất trong 8 năm qua. Nguyên nhân sụt giảm do thị trường phân bón trong nước có nhiều biến động. Nhờ dự đoán được tình hình giá nguyên liệu và thu mua được những lô hợp lý với những mặt hàng như lưu huỳnh, kali... góp phần làm giá vốn giảm sâu, giúp lợi nhuận gộp tăng mạnh. Một phần lợi nhuận cũng đến từ việc thanh lý dây chuyền sản xuất.
Doanh nghiệp phân bón, hoá chất thăng hoa trong quý 2.. Nhiều doanh nghiệp nhóm phân bón - hoá  ...
CSV đã hưởng lợi khi sản lượng tiêu thụ các sản phẩm chính như NaOH, HCl, Clo lỏng, và H2SO4 tăng mạnh, dù giá bán có giảm. Điều này đã giúp doanh thu của công ty tăng 34%, đạt 481 tỷ đồng. Kết thúc quý 2, công ty báo cáo lãi ròng 69 tỷ đồng, tăng 38% so với cùng kỳ năm trước.
Điểm sáng trong quý này là công ty con của Vinachem, DDV, đã ghi nhận mức lãi sau thuế ấn tượng là 64 tỷ đồng, gấp 72 lần so với cùng kỳ. Đây cũng là quý đạt lợi nhuận cao thứ 5 kể từ khi cổ phiếu công ty lên sàn UPCoM năm 2015. DDV giải thích rằng giá bán và sản lượng DAP tiêu thụ trong kỳ đều cao hơn, trong khi chi phí nguyên liệu lại giảm. Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thêm một số khoản doanh thu từ bán axit và NH3, góp phần làm tăng lợi nhuận trong quý này.
Doanh nghiệp phân bón, hoá chất thăng hoa trong quý 2.. Nhiều doanh nghiệp nhóm phân bón - hoá  ...
Một công ty khác thuộc Vinachem, Phân lân Ninh Bình (HNX: NFC), cũng đạt kỷ lục lợi nhuận trong quý 2 với hơn 16 tỷ đồng, tăng 11% nhờ doanh thu bán hàng tăng mạnh.
Tuy nhiên, không phải tất cả các công ty thuộc Vinachem đều có kết quả tích cực. Hóa chất Việt Trì (HNX: HVT) ghi nhận lãi ròng giảm nhẹ xuống còn 17 tỷ đồng. Đạm Hà Bắc (UPCoM: DHB) lại đối mặt với khoản lỗ hơn 137 tỷ đồng sau hai quý liên tiếp có lãi, chủ yếu do ảnh hưởng từ các yếu tố ngoại cảnh.
Khoản lỗ này được xem là không may mắn cho DHB, khi nguyên nhân chủ yếu đến từ thiên tai. Trong 6 tháng đầu năm, thời tiết thất thường, đặc biệt là việc sét đánh nhiều lần gây hỏng hệ thống truyền tải điện, khiến các dây chuyền sản xuất phải dừng lại, ảnh hưởng đến thiết bị. Sau khi khôi phục lại nguồn điện, công ty phát hiện một số thiết bị bị rò rỉ điện, buộc phải dừng máy dài ngày để tiến hành đại tu lớn. Vì vậy, thời gian hoạt động của nhà máy giảm 45 ngày so với kế hoạch, không tạo ra sản phẩm nào.
Nhìn chung, kết quả quý 2 đã ảnh hưởng đáng kể đến tình hình kinh doanh trong nửa đầu năm. Những công ty đạt kết quả tích cực trong quý 2 cũng ghi nhận tăng trưởng trong 6 tháng đầu năm, như BFC lãi 232 tỷ đồng, gấp 6 lần cùng kỳ; LAS lãi 120 tỷ đồng, tăng 83%; hay DDV lãi 90 tỷ đồng, gấp 90 lần. Ngược lại, khoản lỗ trong quý 2 đã khiến DHB lỗ 99 tỷ đồng (so với khoản lỗ 380 tỷ đồng cùng kỳ).
Doanh nghiệp phân bón, hoá chất thăng hoa trong quý 2.. Nhiều doanh nghiệp nhóm phân bón - hoá  ...
Trong một buổi phỏng vấn gần đây, CEO Văn Tiến Thanh của Phân bón Cà Mau đã đưa ra những nhận định về tình hình thị trường phân bón và các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn cung và giá bán trong thời gian tới.
Ông Thanh cho rằng phân bón và năng lượng bị ảnh hưởng lớn bởi các biến động kinh tế và chính trị, vì các mặt hàng này phụ thuộc nhiều vào giá dầu khí. Các xung đột như chiến sự Ukraine, xung đột tại Trung Đông, hay việc chia cắt Biển Đỏ đều có tác động lớn đến thị trường.
Thêm vào đó, ông Thanh cũng nhấn mạnh ảnh hưởng của các chính sách từ Trung Quốc và Nga. Trung Quốc, với sản lượng ure dư thừa, thường giảm thuế xuất khẩu vào mùa thấp điểm, tác động đến thị trường toàn cầu, đặc biệt là Đông Nam Á. Tuy nhiên, gần đây, Trung Quốc đã chuyển hướng tập trung vào thị trường nội địa, khiến nguồn cung cho thị trường quốc tế giảm đi.
Nga, với các lệnh cấm vận liên quan đến xung đột Ukraine, cũng đã áp dụng các chính sách tác động đến giá phân bón. Chẳng hạn, năm 2023, Nga áp thuế đặc biệt với phân bón xuất khẩu có giá vượt 450 USD/tấn, và dự kiến từ năm 2024, nguồn khí sản xuất phân bón sẽ bị đánh thuế 23%.
Ai Cập, một quốc gia sản xuất phân bón lớn, cũng đang đối mặt với khó khăn về nguồn cung khí đốt từ Iran và Qatar, khiến sản xuất phân bón bị ảnh hưởng.
Trong khi đó, Ấn Độ đã tăng cường khả năng tự chủ về phân bón với việc đưa vào hoạt động 6 nhà máy ure mới vào năm 2020, giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung từ bên ngoài.
Dựa trên các yếu tố này, ông Thanh dự báo rằng giá phân bón ure, sau khi đạt đỉnh vào năm 2022, sẽ tiếp tục giảm trong năm 2023. Tuy nhiên, giá ure có thể giảm nhẹ trong quý 3 xuống còn 330-350 USD/tấn và tăng trở lại vào vụ xuân (quý 4), đạt mức 370-400 USD/tấn.
Nhà đầu tư lưu ý
Mã chứng khoán liên quan bài viết
39.25 +1.05 (+2.75%)
37.90 +0.50 (+1.34%)
105.90 -1.10 (-1.03%)
35.50 +0.65 (+1.87%)
21.70 +0.30 (+1.40%)
prev
next
8 Yêu thích
2 Bình luận
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ