24HMoney
Thông báo
menu
menu

Bài của Nam Anh SHS

Ảnh đại diện Pro
Áp thuế GTGT 5% cho phân bón, doanh nghiệp hay người tiêu dùng sẽ hưởng lợi?
Các chuyên gia đã đưa ra phân tích cụ thể số liệu để làm rõ các băn khoăn lo ngại nếu mặt hàng phân bón chịu thuế GTGT thì sẽ có lợi gì những gì cho người tiêu dùng.
"Theo số liệu chia sẻ từ tọa đàm tham vấn “Ảnh hưởng của việc áp dụng thuế suất thuế GTGT 5% đến ngành phân bón” do Tổng Hội Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Hội Tư vấn thuế Việt Nam, Trường Đại học Ngoại thương Việt Nam tổ chức vào tháng 10/2024 vừa qua, các chuyên gia đã tính toán: phương án chuyển phân bón sang áp dụng thuế suất 5%, thì giá phân Urê, DAP và lân sản xuất trong nước có dư địa giảm lần lượt 2% và 1,13%; phân lân có thể giảm 0,87%."
ÁP THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG LÀ CĂN CỨ GIẢM GIÁ PHÂN BÓN
Giá NPK có thể tăng không đáng kể (0,09%) hoặc giữ nguyên. Giá phân Urê, DAP, NPK, SA và Kali nhập khẩu tăng, cụ thể: phân NPK nhập khẩu có thể tăng 5%. Cấu trúc thị trường phân bón hiện tại (tiêu thụ phân bón sản xuất trong nước chiếm trên 70%, tiêu thụ phân bón nhập khẩu chiếm dưới 30%), sẽ cho phép doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước dẫn dắt điều chỉnh mặt bằng giá thị trường phân bón.
GIẢ SỬ
Chi phí đầu vào (80 VNĐ) -> Doanh nghiệp sản xuất -> (8 VNĐ - 10%) VAT
Khi bán ra:
+ Không chịu thuế VAT: 108VNĐ
Do khoản thuế VAT đầu vào 8VNĐ kia không được khấu trừ (do không có thuế VAT đầu ra theo Luật thuế 71 hiện hành) nên DN phải cộng vào giá bán, thành 108 VND. Tuy không phải chịu thuế VAT (đầu ra), nhưng nông dân (người mua cuối cùng) phải chịu khoản thuế VAT đầu vào này.
+ Chịu thuế VAT: 105VNĐ
Nếu phân bón chịu thuế VAT 5% như nhiều đề xuất hiện nay thì DN được Nhà nước hoàn lại khoản thuế VAT đầu vào 8 VND kia; đồng thời Nhà nước thu từ nông dân thuế VAT 5% là 5 VND. Khi đó giá bán tới nông dân gồm 100VND là phần của DN cộng với 5VND là phần của Nhà nước, tổng cộng là 105VND.
Khi áp thuế VAT 5% thì chính nông dân là người hưởng lợi, vì chịu thuế VAT ít đi. Còn DN trong cả hai trường hợp vẫn chỉ nhận lấy phần của mình là 100 VND.
Phân bón thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT sẽ gây ra nhiều bất cập. Bởi lẽ, thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ và phải tính vào chi phí của doanh nghiệp, làm giảm lợi nhuận, buộc họ phải cộng tiền thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ đã tính vào chi phí trong giá sản phẩm bán ra. Như vậy, người nông dân gián tiếp phải trả thuế, gây thiệt hại “kép” cho nông dân với phân bón giả, phân bón có giá thành cao, đồng thời có thể dẫn đến Nhà nước thất thu thuế. Ngược lại, doanh nghiệp nhập khẩu phân bón lại có lợi thế không phải chịu thuế GTGT ở khâu nhập khẩu đối với bán thành phẩm của phân bón hoặc sản phẩm phân bón. Họ cũng không phải chịu thuế GTGT đầu ra nên không bị tác động giảm lợi nhuận do tác động chính sách thuế.
=> Với chính sách áp dụng thuế suất thuế GTGT 5% đối với phân bón, giá thành phân bón sản xuất trong nước giảm, giá bán phân bón sản xuất trong nước có dư địa giảm, sẽ tạo tác động dẫn đến các nhà nhập khẩu phân bón cũng sẽ phải giảm giá bán phân bón nhập khẩu theo mặt bằng giá thị trường, đem lại lợi ích lớn cho bà con nông dân.
Nhà đầu tư lưu ý
Mã chứng khoán liên quan bài viết
36.25 -0.10 (-0.28%)
35.10 -0.10 (-0.28%)
prev
next
5 Yêu thích
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ