24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Bích Lê
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Xu thế chứng khoán ngày 12/3: Không nên hoảng loạn bán đuổi cổ phiếu trong các phiên rung lắc mạnh

Với diễn biến thị trường hiện tại, công ty chứng khoán khuyến nghị các nhà đầu tư duy trì tâm lý thận trọng, nhưng không nên hoảng loạn bán đuổi cổ phiếu trong các phiên rung lắc mạnh...

Chứng khoán ngày 11/3, sau phiên giảm điểm mạnh cuối tuần trước với khối lượng giao dịch đột biến và VN-Index không giữ được vùng giá cao nhất năm 2023 quanh 1.255 điểm. VN-Index hôm nay đã phục hồi tăng giá lên 1.254 điểm với thanh khoản suy giảm mạnh trong phiên sáng.

Áp lực bán sau đó gia tăng mạnh hơn, thanh khoản gia tăng khi giá giảm với áp lực bán tăng mạnh tại nhóm VN30 khiến cho VN-Index kết phiên giảm khá mạnh 11,86 điểm (-0,95%) về mức 1.235,49 điểm tương ứng với đường giá trung bình MA20 phiên hiện nay.

HNX-Index giảm 2,48 điểm (-1,05%) về mức 233,84 điểm. Độ rộng thị trường nghiêng về tiêu cực, thanh khoản gia tăng khi giá giảm với 516 mã giảm giá (5 mã giảm sàn), 162 mã tăng giá (10 mã tăng trần) và 111 mã giữ giá tham chiếu.

Giá trị khớp lệnh trên hai sàn niêm yết đạt 25,819,37 tỷ đồng được giao dịch, trên mức trung bình, trong đó khối lượng giao dịch trên VN-Index giảm 29,40% so với phiên đột biến cuối tuần trước. Cho thấy dòng tiền ngắn hạn đang suy giảm, áp lực cắt lỗ ngắn hạn vẫn gia tăng ở nhiều mã/nhóm mã.

Khối ngoại mua ròng trở lại trên HOSE với giá trị 244,57 tỷ đồng, trong đó tập trung mua ròng ở nhóm cổ phiếu thép, bất động sản; bán ròng khá mạnh trên HNX với giá trị 151,99 tỷ đồng, tập trung đột biến ở cổ phiếu dầu khí PVS và SHS.

Các cổ phiếu nhóm ngân hàng sau khi chịu áp lực bán, có tính chất phân phối ngắn hạn mạnh với khối lượng giao dịch rất đột biến trong các ngày 23/2/2024 và 8/3/2024 tiếp tục chịu áp lực điều chỉnh, đa số giảm điểm, thanh khoản trên mức trung bình như PGB (-3,45%), LPB (-3,22%), MBB (-2,75%), SHB (-2,56%), VPB (-2,37%)... ngoài các mã tăng giá nhẹ EIB (+1,41%), HDB (+0,43%)...

Các cổ phiếu dịch vụ tài chính, chứng khoán đa số cũng tiếp tục chịu áp lực điều chỉnh mạnh, thanh khoản gia tăng khi giá giảm, vượt mức trung bình với VIG (-5,68%), PSI (-5,26%), TVB (-5,18%), VDS (-3,12%), VND (-2,55%)... ngoài các mã phục hồi khá tốt như FTS (+2,70%), VFS (+1,49%), CTS (+1,37%)...

Các cổ phiếu bất động sản tiếp tục chịu áp lực điều chỉnh, kém tích cực so với thị trường chung, đa số giảm điểm như AGG (-4,82%), FIR (-4,70%), CCL (-4,40%), NBB (-3,29%), NVL (-2,73%)... ngoài VRC (+6,89%), SJS (+0,40%), VPI (+0,35%)... trong khi đó các cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp, cao su có diễn biến phân hóa tương đối tích cực hơn khi PHR (+4,63%), GVR (+1,90%), SIP (+1,79%), DPR (+1,47%)... thanh khoản gia tăng mạnh ngoài các mã chịu áp lực chốt lãi ngắn hạn khá mạnh sau giai đoạn tăng giá tốt như BCM (-3,17%), KBC (-3,02%)...

Xu thế chứng khoán ngày 12/3: Không nên hoảng loạn bán đuổi cổ phiếu trong các phiên rung lắc mạnh

Chỉ số VN-Index trong thời gian qua

Không nên hoảng loạn bán đuổi cổ phiếu trong các phiên rung lắc mạnh

Chứng khoán Vietcombank (VCBS)

Với diễn biến thị trường hiện tại, VCBS khuyến nghị các nhà đầu tư duy trì tâm lý thận trọng, nhưng không nên hoảng loạn bán đuổi cổ phiếu trong các phiên rung lắc mạnh.

Thay vào đó, nên tận dụng những nhịp điều chỉnh để giải ngân cổ phiếu vẫn đang nằm trong nhịp tăng trung hạn và đã có mức chiết khấu tốt. Các nhóm ngành chú ý trong thời gian tới: ngân hàng, chứng khoán, bất động sản.

Ưu tiên vị thế quan sát

Chứng khoán Kiến Thiết Việt Nam (CSI)

Thông tin Ngân hàng Nhà nước kích hoạt lại kênh tín phiếu, khiến tỷ giá USD/VND biến động mạnh (sụt giảm trong phiên chiều nay) được cho là có tác động tiêu cực khiến áp lực bán gia tăng mạnh trên thị trường chứng khoán.

Khối lượng khớp lệnh khá tẻ nhạt trong phiên sáng, nhưng trong phiên chiều đã có sự cải thiện tăng cao hơn cho thấy tâm lý bán vẫn chiếm ưu thế.

Xu hướng hiện tại vẫn đang nghiêng về sự điều chỉnh, nên tạm thời chúng ta ưu tiên vị thế quan sát, tiếp tục kiên nhẫn chờ ngưỡng hỗ trợ 1.180-1.200 điểm để xác định lại xu hướng trong ngắn hạn trước khi mở vị thế mua mới.

Tăng tỷ trọng trading gối đầu cho vị thế đang nắm giữ

Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV)

Việc chỉ số VN-Index tiếp tục hình thành mẫu nến giảm điểm thân đặc kéo dài, cho thấy áp lực phân phối vẫn đang áp đảo những nỗ lực tích lũy của bên mua.

Điểm tích cực là sau hai phiên giảm mạnh, giá một số cổ phiếu đã bắt đầu quay về các vùng hỗ trợ gần và lực cầu bắt đáy sẽ sớm gia tăng.

Khi xu hướng tăng vẫn đang được duy trì, chỉ số được kỳ vọng sẽ cho phản ứng hồi phục trở lại tại các vùng hỗ trợ, gần là quanh 1.240 điểm và sâu hơn là 1.215 (+/-10) điểm.

Nhà đầu tư được khuyến nghị trải lệnh từng phần, gia tăng tỷ trọng trading gối đầu cho vị thế đang nắm giữ khi chỉ số hoặc các mã mục tiêu quay xuống các vùng hỗ trợ.

Có thể cơ cấu lại danh mục để đưa tỷ trọng cổ phiếu về mức cân bằng

Chứng khoán Yuanta Việt Nam

Xu hướng ngắn hạn của thị trường chung bị hạ từ mức tăng xuống trung tính. Do đó, khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể cơ cấu lại danh mục để đưa tỷ trọng cổ phiếu về mức cân bằng và ưu tiên nắm giữ nhóm cổ phiếu Midcaps và Smallcaps.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Mã chứng khoán liên quan bài viết
41.25 -0.65 (-1.55%)
12.50 +0.75 (+6.38%)
58.90 -0.10 (-0.17%)
37.30 -0.15 (-0.40%)
18.00 -0.05 (-0.28%)
prev
next

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả