Vietstock Daily 29/10/2024: Diễn biến khó lường
VN-Index chững lại đà giảm với phiên tăng nhẹ trong bối cảnh duy trì trên đường SMA 200 ngày. Tuy nhiên, khối lượng giao dịch sụt giảm dưới mức trung bình 20 ngày phản ánh tâm lý thận trọng của nhà đầu tư vẫn còn hiện hữu. Hiện tại, chỉ báo Stochastic Oscillator đã tiến sâu vào vùng quá bán (oversold). Nếu trong thời gian tới, chỉ báo cho tín hiệu mua trở lại và rời khỏi vùng này thì rủi ro ngắn hạn sẽ được giảm bớt.
I. PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN CƠ SỞ NGÀY 28/10/2024
- Các chỉ số chính biến động giằng co quanh mốc tham chiếu trong phiên 28/10. VN-Index kết phiên tăng nhẹ 0.16%, lên mức 1,254.77 điểm. Trong khi đó, HNX-Index đóng cửa giảm 0.01%, đạt 224.59 điểm.
- Dòng tiền mất hút, khối lượng khớp lệnh trên HOSE chỉ đạt hơn 400 triệu đơn vị, giảm 23.7% so với phiên trước. Khối lượng khớp lệnh trên HNX giảm 2.4%, đạt hơn 35 triệu đơn vị.
- Khối ngoại tiếp tục bán ròng trên sàn HOSE với giá trị gần 474 tỷ đồng và bán ròng hơn 116 tỷ đồng trên sàn HNX.
Giá trị giao dịch ròng theo mã cổ phiếu. Đvt: Tỷ đồng
- Thị trường khởi động tuần mới với diễn biến ảm đạm. Đà tăng nhẹ đầu ngày nhanh chóng suy yếu dưới áp lực bán mạnh từ cổ phiếu VHM trong bối cảnh thanh khoản thị trường cạn kiệt. Phe mua và phe bán liên tục giằng co nhưng không bên nào chiếm ưu thế rõ rệt. Việc vắng bóng dòng tiền lớn cũng như thông tin “xúc tác” khiến thị trường phân hóa trong biên độ hẹp đến hết phiên. Nhịp hồi đáng kể cuối phiên ATC giúp VN-Index đóng cửa trên mốc tham chiếu, tăng nhẹ hơn 2 điểm, đạt 1,254.77 điểm.
- Về mức độ ảnh hưởng, 10 cổ phiếu gây áp lực tiêu cực nhất lên VN-Index hôm nay lấy đi 2.7 điểm, trong đó riêng VHM chiếm gần một nửa áp lực. Theo sau là EIB và VNM cũng khiến chỉ số giảm thêm gần 1 điểm. Ở phía ngược lại, HPG, FPT và VCB đóng góp nhiều nhất cho sắc xanh nhẹ của VN-Index với hơn 1 điểm tăng.
- VN30-Index kết phiên tăng 2.79 điểm, tương đương 0.21%, lên mức 1,328.33 điểm. Phe mua giành được ưu thế nhỉnh hơn với 15 mã tăng, 9 mã giảm và 6 mã đứng giá. Trong đó, HPG, PLX và ACB tăng đáng kể nhất trên 1%. Trái lại, VHM và VNM phải “đội sổ” hôm nay với mức giảm lần lượt 2.6% và 1.2%.
Nhiều nhóm ngành lấy lại được sắc xanh nhưng diễn biến phân hóa khiến mức tăng chung ghi nhận không quá đáng kể, ngoại trừ nhóm viễn thông tỏa sáng tăng 3.4%. Đóng góp chủ yếu bởi các cổ phiếu VGI (+4.39%), VNZ (+2.02%), YEG (+1.44%), FOX (+1.01%) và CTR (+0.87%).
Nhóm nguyên vật liệu hôm nay thu hút được lực cầu khá tích cực, đặc biệt là các cổ phiếu thép như HPG (+1.13%), HSG (+2.22%), NKG (+1.22%), TVN (+1.32%), VGS (+1.46%) và TIS (+3.08%). Bên cạnh đó, DGC (+1.28%), DCM (+2.19%), BMP (+2.18%), ACG (+2.46%) và BFC (+2.87%) cũng ghi nhận mức tăng vượt trội trong bối cảnh ảm đạm của thị trường chung.
Ở phía ngược lại, áp lực lớn từ VHM (-2.62%) là tác nhân chính khiến nhóm bất động sản phải xếp cuối bảng với mức giảm 0.47%. Phần lớn các cổ phiếu còn lại trong ngành chỉ tăng giảm nhẹ quanh mốc tham chiếu, nổi bật ở phía tăng có cổ phiếu NVL, KDH, DXG và CRE tăng trên 1%.
VN-Index chững lại đà giảm với phiên tăng nhẹ trong bối cảnh duy trì trên đường SMA 200 ngày. Tuy nhiên, khối lượng giao dịch sụt giảm dưới mức trung bình 20 ngày phản ánh tâm lý thận trọng của nhà đầu tư vẫn còn hiện hữu. Hiện tại, chỉ báo Stochastic Oscillator đã tiến sâu vào vùng quá bán (oversold). Nếu trong thời gian tới, chỉ báo cho tín hiệu mua trở lại và rời khỏi vùng này thì rủi ro ngắn hạn sẽ được giảm bớt.
II. PHÂN TÍCH XU HƯỚNG VÀ DAO ĐỘNG GIÁ
VN-Index - Chỉ báo Stochastic Oscillator đã tiến sâu vào vùng quá bán
VN-Index chững lại đà giảm với phiên tăng nhẹ trong bối cảnh duy trì trên đường SMA 200 ngày. Tuy nhiên, khối lượng giao dịch sụt giảm dưới mức trung bình 20 ngày phản ánh tâm lý thận trọng của nhà đầu tư vẫn còn hiện hữu.
Hiện tại, chỉ báo Stochastic Oscillator đã tiến sâu vào vùng quá bán (oversold). Nếu trong thời gian tới, chỉ báo cho tín hiệu mua trở lại và rời khỏi vùng này thì rủi ro ngắn hạn sẽ được giảm bớt.
HNX-Index - Bám sát đường Lower của Bollinger Bands
HNX-Index tiếp tục giảm điểm đồng thời bám sát đường Lower của Bollinger Bands đang mở rộng cho thấy tình hình đang khá bi quan. Ngoài ra, khối lượng giao dịch duy trì dưới mức trung bình 20 ngày cho thấy dòng tiền vẫn chưa quay trở lại thị trường.
Hiện tại, chỉ báo MACD tiếp tục đi xuống sau khi cho tín hiệu bán. Điều này cho thấy nguy cơ điều chỉnh ngắn hạn sẽ còn tiếp tục diễn ra trong thời gian tới.
Phân tích Dòng tiền
III. THỐNG KÊ THỊ TRƯỜNG NGÀY 28/10/2024
Bộ phận Phân tích Kinh tế & Chiến lược Thị trường, Phòng Tư vấn Vietstock
FILI
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bàn tán về thị trường