Toàn thị trường test cung - Sợ Mĩ vỡ nợ?
VN-INDEX 15/05/2023:
- VN-Index có tuần tăng 26,59đ, tương đương 2,6%, tốt nhất trong 9 tuần gần đây. Dù vậy mức tăng ở chỉ số còn kém xa nhiều cổ phiếu, nhất là nhóm đầu cơ nhỏ. Các chuyên gia cho rằng trong bối cảnh dòng tiền còn hạn chế, thông tin trống vắng, các nhà đầu cơ tranh thủ lướt sóng ở các mã nhỏ là hợp lý.
- Thị trường chứng khoán có tuần giao dịch khởi đầu bằng phiên tăng điểm, VN-Index chốt phiên đầu tuần tại 1.053 điểm, tăng 13 điểm so với tham chiếu và đánh dấu phiên tăng mạnh nhất từ đầu tháng 4. Đà tăng tiếp tục kéo dài sang các phiên tiếp theo, nhưng đà tăng có phần chững. Khi chỉ số chung liên tục giằng co quanh vùng điểm 1.060. Cả tuần, VN-Index chỉ ghi nhận một phiên duy nhất ngày thứ 5 (11/5) bị suy giảm nhẹ hơn 1 điểm.
- Trong phiên cuối tuần, VN-Index tăng 9,78 điểm. Kết tuần, VN-Index tăng tổng cộng 26,59 điểm, tương đương 2,56%, kết phiên cuối ở mức giá cao nhất cho cả tuần. Thanh khoản trên sàn HoSE đạt 54.750,85 tỷ đồng, tăng 9,1% so với tuần trước đó, khối lượng giao dịch tăng 17,2%.
- Chỉ số sàn HNX-Index tăng 7,3 điểm (+3,51%), lên 215,1 điểm. Thanh khoản HNX tăng mạnh 48% lên 8.004,82 tỷ đồng được giao dịch trong tuần.
- Về mức độ đóng góp, SAB -0,97%, SSB -1,43% và HVN -2,36% là những mã có tác động tiêu cực nhất đến VN-Index. Trong đó, tính riêng SAB đã lấy đi hơn 0,25 điểm của chỉ số này. Ở chiều ngược lại, VCB +3,34%, VHM +4,49% và BID +3,57% là những mã có tác động tích cực nhất. Tính riêng VCB đã đóng góp gần 3,7 điểm cho chỉ số.
- Tại cổ phiếu trụ cột ngân hàng với những mã tăng khá hỗ trợ cho thị trường chung như STB +7,41%, SHB +5,94%, OCB +4,76%, BID +3,57%,...
- Riêng nhóm cổ phiếu bất động sản là nhóm được nhiều thông tin hỗ trợ tích cực có diễn biến sôi động, đặc biệt ở những cổ phiếu vừa và nhỏ như QCG +18,82%, VPH +16,97%, TDC +14,93%, ITC +11,40%, DXG +10,98%, SCR +9,84%,...
- Ngoài vấn đề cung cầu, các doanh nghiệp bất động sản cũng được hỗ trợ bởi các chính sách ban hành thời gian qua. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) liên tiếp giảm lãi suất điều hành đã có những tác động giúp hạ nhiệt lãi suất tiền gửi và cho vay của các ngân hàng thương mại. Điều này phần nào giúp giảm bớt gánh nặng lãi vay lên các doanh nghiệp nói chung và nhóm vay nợ lớn như bất động sản nói riêng.
- Ngoài ra, nhóm cổ phiếu chứng khoán cũng có mức tăng khá, khi thanh khoản thị trường cải thiện, với những tên tuổi nổi bật như BVS +16,33%, VIX +13,77%, WSS +12,96%, SHS +10,78%, SSI +8,39%,...
- Ngược lại, ngành chế biến thủy sản kết tuần nằm trong nhóm giảm mạnh nhất trường khi các cổ phiếu đều kết phiên cuối tuần trong sắc đỏ như VHC -0,65%, FMC -0,24%, VMX -0,57%,... Phản ứng sau thông tin xuất khẩu thủy sản tháng 4/2023 tiếp tục sụt giảm 28% so với cùng kỳ năm 2022, chỉ đạt 810 triệu USD. Doanh nghiệp thủy sản vẫn bị áp lực nặng nề vì thị trường tiêu thụ lao dốc, giá xuất khẩu sụt giảm mạnh trong khi sản xuất, chế biến trong nước bị gánh nặng chi phí sản xuất tăng cao, nhất là thức ăn, con giống và các chi phí cơ bản khác.
- Trong bối cảnh thị trường phục hồi trở lại, giao dịch khối ngoại có phần cân bằng, bán ròng trong đầu tuần sau đó trở lại giải ngân mua ròng trong hai phiên cuối tuần. Tổng cộng 5 phiên, khối ngoại đã trở lại mua ròng nhẹ 51 tỷ đồng.
- Khối này, mua ròng mạnh nhất tại mã chứng khoán SSI với gần 196 tỷ đồng, cổ phiếu thép HPG cũng tiếp tục được mua ròng khoảng 145 tỷ đồng. Ngoài ra, nhà đầu tư ngoại tuần này gom ròng các cổ phiếu VND và STB với giá trị đều trên 100 tỷ đồng.
- Ngược lại, cổ phiếu ngân hàng là CTG bị khối ngoại bán ròng mạnh nhất trong tuần này, giá trị lên tới 282 tỷ đồng, mã này bị bán mạnh nhất vào phiên ngày 10/5 với 114 tỷ đồng. Theo sau, DPM và VPB lần lượt bị bán ròng 75 tỷ và 65 tỷ đồng.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận