menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Vi Xuân Đạt Pro

Thiên nga đen (Black Swan) là gì?

Thiên nga đen hay còn được gọi là Black Swan là một thuật ngữ do Nassim Nicholas Taleb (cựu thương nhân ở phố Wall) đặt ra là hiện tượng kinh tế cực kì hiếm khi xảy ra và không thể dự đoán trước, mang lại những hậu quả tàn khốc cho nền kinh tế.

Đặc trưng của các sự kiện thiên nga đen là sự hiếm có và tác động nghiêm trọng của chúng, cũng như việc lí giải nguyên nhân không dự đoán được chúng là do các sai lầm ngốc nghếch bị phát hiện muộn

Hiện tượng thiên nga đen

Về cơ bản, thiên nga đen là sự kiện có tính chất:

- Vượt ngoài sự suy đoán và rất hiếm khi xảy ra, nhiều khi cũng chưa chắc đã xảy ra.

- Hậu quả của nó ảnh hưởng rất lớn đến tình hình thế giới.

- Thỉnh thoảng, nó được giải thích như một sự kiện có thể dự báo được, nhưng là sau khi nó xảy ra

Các sự kiện thiên nga đen khiến thế giới “chao đảo”

Sự kiện bong bóng Dotcom

Bong bóng dot-com năm 2001 là hiện tượng thiên nga đen xảy ra vào đầu thế kỉ 21 khiến nền kinh tế Mỹ và thế giới ảnh hưởng nặng nề. Giai đoạn này, hệ thống Internet bắt đầu phát triển, các cổ phiếu thuộc các công ty lĩnh vực công nghệ được đầu cơ mạnh giá cổ phiếu tăng chóng mặt.. Tuy nhiên, việc tăng quá mức và bong bóng diễn ra khiến thị trường sụp đổ, thị trường chứng khoán lao dốc kéo theo suy thoái kinh tế

Khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008

Sự kiện thiên nga đen được nhiều người biết đến nhất là khủng hoảng tài chính toàn cầu diễn ra bắt nguồn từ sự sụp đổ của thị trường bất động sản tại Mỹ. Việc vỡ bong bóng nhà ở dẫn tới các khoản vay cho việc mua nhà với các tổ chức tài chính không có khả năng chi trả. Hậu quả là một loạt tổ chức tài chính lớn gặp khó khăn thậm chí phá sản

Một số sự kiện thiên nga đen gần đây

Brexit (Anh rời EU) vào năm 2016 hay đại dịch Covid-19 từ đầu 2020 khiến cả thế giới điêu đứng

Nhà đầu tư nên làm gì khi gặp hiện tượng thiên nga đen

Sự kiện thiên nga đen là hiện tượng khó có thể xảy ra cũng như là gần như không thể dự đoán trước vì thế chúng ta nên xây dựng một kế hoạch đầu tư lâu dài và ổn định để có thể giảm rủi ro khi gặp những hiện tượng như vậy.Vì vậy chúng ta phải luôn luôn đa dạng hóa các khoản đầu tư không sử dụng tỉ lệ đòn bẩy quá cao cũng như trích lập một khoản dự phòng khi giá cổ phiếu giảm xuống mức giá trị thật.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
9 Yêu thích
4 Bình luận
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại