Tăng trưởng lợi nhuận quý IV ngành ngân hàng sẽ ra sao?
Chi phí vốn tăng cao, biên lãi thuần thu hẹp khiến lợi nhuận của ngân hàng khó duy trì tăng trưởng trong quý IV/2022.
Từ tháng 10 cuộc đua tăng lãi suất huy động đã tăng lên và sẽ tiếp tục tăng nóng hơn trong tháng cuối năm. Mức lãi suất 9,2 - 10%/ năm với kỳ hạn từ 9 tháng trở xuống đang được áp dụng phổ biến tại các ngân hàng. Mặt bằng lãi suất tại các ngân hàng đang cao hơn khá nhiều so với cách đây 2 tháng.
Lãi suất huy động tăng mạnh trong khi lãi suất cho vay dù có thể được điều chỉnh nhưng cũng không tăng nhiều như lãi suất huy động và cần có độ trễ. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến biên lợi nhuận của các ngân hàng.
Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra thông điệp nhà băng nào cho vay lãi suất thấp sẽ được ưu tiên phân bổ mức tín dụng nhiều hơn. Các ngân hàng sẽ phải tiết giảm chi phí để hạn chế mức tăng lãi suất cho vay. Thực tế trong tháng 12, nhiều ngân hàng đã thông báo giảm lãi suất cho vay trên dưới 1% như Vietcombank, Agribank, Hdbank, Mbbank,...
Trong quý III/ 2022, lợi nhuận trước thuế của các ngân hàng hàng niêm yết có mức tăng trưởng 55,7% so với cùng kỳ. Trong đó thu nhập lãi thuần tăng trưởng mạnh ( 31,4%) nhờ tăng trưởng tín dụng ở mức cao so với cùng kỳ và biên lãi ròng tăng khi các gói ưu đãi Covid-19 hết hiệu lực.
Tuy nhiên từ IV, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của các ngân hàng sẽ chậm lại đáng kể khi đối diện với các vấn đề như:
- Room tín dụng bị cạn. Biên lãi thuần sụt giảm khi lãi suất huy động tăng cao.
- Thị trường chứng khoán khó khăn, nhiều ngân hàng kinh doanh chứng khoán không kiếm được lợi nhuận thậm chí thua lỗ.
- Thanh khoản BĐS sụt giảm, hoạt động thanh lý BĐS thế chấp để thu hồi nợ diễn ra khó khăn.
- Nợ xấu của ngân hàng sẽ tăng cao khi động thái siết tín dụng sẽ khiến các doanh nghiệp BĐS không tiếp cận được nguồn vốn. Các ngân hàng sẽ phải tăng trích lập dự phòng rủi ro để đối mặt với nguy cơ nợ xấu gia tăng. Mặc dù nhiều ngân hàng có tỷ lệ bao phủ nợ xấu rất tốt nhưng việc nợ xấu tăng lên cũng ảnh hưởng đến lợi nhuận.
Các vấn đề trên sẽ có những tác động khác nhau với tùy từng ngân hàng. Các ngân hàng có tỷ lệ dư nợ tín dụng trên số vốn huy động ngân hàng thấp như HDB, VIB, VPB hoặc các ngân hàng có tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn thấp như ACB, HDB,...sẽ chịu ít áp lực hơn. Các ngân hàng có tỷ lệ Casa ( tiền gửi không kỳ hạn ) cao như TCB, MBB, VCB sẽ ít chịu thiệt hại chi phí vốn hơn các ngân hàng khác.
Mọi người đầu tư nhóm ngân hàng hãy chú ý đến kỳ ra báo cáo kết quả kinh doanh. Với kết quả kinh doanh kém ấn tượng cổ phiếu nhóm ngân hàng sẽ khó có vận động tích cực. Thời điểm đẹp để tham gia là sau khi BCTC được công bố.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận