Tại sao các doanh nghiệp BĐS khó bán tài sản để trả nợ
1, Ko có người mua
Do lãi suất và lạm phát tăng cao nên nhu cầu mua và vay nợ để mua đều giảm mạnh, số lượng nhà đầu tư/ tổ chức muốn mua lại các tài sản lớn từ các doanh nghiệp bất động sản vốn đã ít lại càng ít hơn.
Số ít còn lại muốn mua thì lại yêu cầu rất cao về điều kiện dự án như phải hoàn thành các thủ tục pháp lý, phải xong giải phóng mặt bằng, hoặc khả thi giải phóng mặt bằng, thứ mà đang ít dự án đáp ứng được. Do đó khó khớp lệnh mua bán.
2, Khó hạ giá bán
Ai cũng biết nếu muốn bán nhanh thì phải giảm giá. Nhưng việc hạ giá bán ko phải cứ muốn là được. Lý do là vì:
- Phần lớn các chủ đầu tư dự án bất động sản đều thế chấp dự án để vay vốn tại ngân hàng hoặc làm tài sản bảo đảm trái phiếu. Do đó, để hạ giá bán dự án thì doanh nghiệp phải bổ sung tài sản thế chấp/bảo đảm. Với việc thiếu thanh khoản hiện nay thì đây rõ ràng là việc gần như “bất khả thi”.
- Việc doanh nghiệp giảm giá quá nhiều sẽ ảnh hưởng quyền lợi của các nhà đầu tư đã mua trước (F0), từ đó gây ra hệ lụy trong dài hạn với danh tiếng của công ty.
- Giảm giá cũng có giới hạn. Doanh nghiệp khó lòng giảm giá dự án xuống đến “vùng chết”, vì giảm quá mạnh cũng không khác gì tuyên bố phá sản và thanh lý tài sản.
- Cuối cùng là tính pháp lý. Nhiều dự án bị dính pháp lý nên dù có giảm giá thì vẫn không bán được.
=>> Tổng kết:
Vòng luẩn quẩn khiến doanh nghiệp Bds chỉ biết đứng im chịu trận. Hy vọng duy nhất là đợi giảm lãi suất và tháo gỡ pháp lý để triển khai dự án, từ đó kích thích được dòng tiền của Ndt, mang tiền về doanh nghiệp thì mới giúp họ vận hành bộ máy và xử lý các vấn đề nợ được.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận