Sẵn sàng tiền mặt để giải ngân khi cổ phiếu về mức hấp dẫn
Nhà đầu tư nên tập trung vào nhóm cổ phiếu có nền tảng tốt và có xác nhận kết quả kinh doanh tích cực trong giai đoạn tới, sẵn sàng lượng tiền mặt để giải ngân khi các cổ phiếu này về mức hấp dẫn...
Sắc đỏ chiếm ưu thế chủ đạo và lan rộng trên toàn thị trường với 241 cổ phiếu giảm giá, 76 cổ phiếu tăng giá, 43 cổ phiếu tham chiếu tại HOSE. HNX giao dịch với 45 cổ phiếu tăng giá, 49 cổ phiếu tham chiếu và 107 cổ phiếu giảm giá.
Thanh khoản trên cả 2 sàn tăng mạnh so với phiên giao dịch trước đó khi khối lượng khớp lệnh tăng +35,41% tại HOSE và +30,60% tại HNX. Điểm tích cực là khối ngoại phiên hôm nay tiếp tục đà mua ròng với +574,90 tỷ đồng tại HOSE tập trung tại mã STB (+140,96 tỷ), VHM (+118,02 tỷ), TCB (+87,53 tỷ) và VNM (+65,13 tỷ)...ở chiều ngược lại, bán ròng OCB (-58,60 tỷ), FPT (-56,31 tỷ)...
Tuy nhiên, khối này bán ròng trên HNX với -48,63 tỷ đồng, tập trung tại các mã SHS (-49,10 tỷ), BVS (-5,88 tỷ) và GKM (-4,91 tỷ), chiều mua ròng nổi bật với PVS (+11,39 tỷ), IDC (+7,07 tỷ), NTP (+2,14 tỷ)...
Nhóm ngành tích cực nhất góp phần cho điểm số của thị trường hôm nay là thực phẩm và đồ uống với các mã VNM (+0,29%), MCH (+2,28%), ANV (+0,75%), LTG (+2,03%)...
Nhóm cổ phiếu ngân hàng cũng có diễn biến ấn tượng, tiêu biểu như VPB (+1,52%), STB (+0,60%), SHB (+0,46%), EIB (+0,52%), OCB tăng kịch biên độ (+6,69%), BVB (+3,15%), SSB (+1,42%), ABB (+1,91%)... Nhóm bảo hiểm giao dịch trong sắc xanh với MIG (+0,89%), BMI (+0,13%), PTI (+6,80%), PRE (+0,55%)...
Ghi nhận trong phiên 3/10, một số ngành khác chứng kiến nhiều mã giảm điểm như ngành bất động sản với VHM (-4,15%), DXG (-3,46%), PDR (-2,83%), DIG (-2,23%), KDH (-3,11%), TCH (-3,64%), HDG (-2,33%)...
Nhóm ngành hóa chất - phân bón - cao su kém tích cực với DGC (-1,21%), CSV (-1,04%), DCM (-1,56%), DPM (-1,40%), GVR (-1,66%), DPR (-2,39%), PHR (-2,33%)... Đa số cổ phiếu ngành bán lẻ có một phiên giao dịch trong sắc đỏ, cụ thể là MWG (-1,63%), FRT (-0,56%), DGW (-0,86%), PET (-1,15%)...
Diễn biến chỉ số VN-Index trong thời gian qua
Cơ cấu lại danh mục với những mã suy yếu
Chứng khoán Vietcombank (VCBS)
Chúng tôi khuyến nghị các nhà đầu tư giữ tâm lý bình tĩnh, tranh thủ cơ cấu lại danh mục với những mã suy yếu với tín hiệu như rơi khỏi vùng hỗ trợ.
Bên cạnh, đó tiếp tục tận dụng nhịp rung lắc để giải ngân từng phần ở mức giá chiết khấu đối với những nhóm ngành có thời gian tích lũy từ 1-2 tháng trở lên và có triển vọng kết quả kinh doanh quý 3 tốt, thuộc một số nhóm đã khuyến nghị trong các báo cáo gần đây như vận tải-cảng biển, đầu tư công, dầu khí, chứng khoán.
Tạm thời đứng ngoài quan sát
Chứng khoá Kiến Thiết Việt Nam (CSI)
VN-Index phá vỡ ngưỡng hỗ trợ 1,280 điểm với thanh khoản tăng cao. Khối lượng khớp lệnh trên HSX cao nhất trong khoảng 3 tháng trở lại đây và vượt mức trung bình 20 phiên rất lớn (+62,4%). Đóng cửa ở mức gần thấp nhất phiên, thủng mốc 1.280 điểm cộng với thanh khoản tăng cao cho thấy áp lực bán là rất lớn và khả năng cao sẽ còn tiếp diễn trong phiên tới.
Việc mua thêm ở ngưỡng hỗ trợ 1.280 điểm hôm nay chưa mang lại lợi thế, nên chúng ta không nên tiếp tục mua thêm. Hiện tại, nên tạm thời đứng ngoài quan sát, chờ cổ phiếu về tài khoản và xem phản ứng của VN-Index tại mốc 1.270 điểm rồi mới có thêm phương án hành động.
Mua thêm một phần khi các mã cổ phiếu mục tiêu điều chỉnh
Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV)
Chỉ số VN-Index hình thành mẫu hình nến giảm điểm biên độ rộng đi kèm thanh khoản đột biến, bỏ ngỏ rủi ro tạo "bulltrap" và đảo chiều quanh vùng đỉnh ngắn hạn, cho thấy áp lực phân phối đang gia tăng đáng kể.
Nhiều khả năng diễn biến rung lắc có thể tiếp tục xuất hiện trong các phiên tới, tuy nhiên chỉ số có cơ hội cho phản ứng hồi phục tại quanh các vùng hỗ trợ khi xu hướng tăng điểm trong ngắn hạn vẫn đang được bảo toàn.
Ngoài vị thế nắm giữ theo xu hướng, nhà đầu tư có thể kết hợp trải mua thêm một phần tỷ trọng trading gối đầu khi chỉ số hoặc các mã cổ phiếu mục tiêu điều chỉnh về lại các vùng hỗ trợ.
Có thể sẽ sớm có những phiên hồi phục
Chứng khoán AIS
Áp lực chốt lời gia tăng mạnh tại khu vực 1.290-1.300 điểm đã khiến thanh khoản phiên ngày 3/10 tăng mạnh. Hầu hết các nhóm ngành đều bị bán ra đặc biệt là nhóm Bất động sản. Nhóm ngân hàng yếu ớt "gánh vác" cả thị trường.
Hỗ trợ ngắn hạn vẫn là khu vực 1.270 điểm (quanh vùng giá trị của đường MA20 ngày). Chưa mất hỗ trợ này, thì xu thế tăng giá vẫn còn được bảo toàn. Có thể sẽ sớm có những phiên rebound, hồi phục trở lại trong ngắn hạn. Xu thế trong trung hạn vẫn sẽ là vùng 1.350 điểm từ nay đến hết năm 2024.
Tập trung vào nhóm cổ phiếu có nền tảng tốt
Chứng khoán Asean
Sau những nỗ lực vượt 1.300 điểm không thành công, thị trường đã quay đầu giảm điểm (tiếp tục trạng thái sideway) và có rủi ro giảm trong các phiên tới. Tuy nhiên, xu hướng giảm vẫn chưa thực sự rõ ràng, phe bán vẫn đang mạnh khiến phe mua chùn tay. Mốc 1.268 điểm sẽ là mức hỗ trợ ngắn hạn giúp chỉ số lấy lại cân bằng.
Nhà đầu tư nên giữ tỷ trọng danh mục trung bình và chờ đợi các tín hiệu rõ ràng hơn từ thị trường chung, trong bối cảnh các dấu hiệu đều đang cho thấy xu hướng suy yếu. Bên cạnh đó, cần theo dõi diễn biễn các thị trường thế giới và rủi ro suy giảm của các nền kinh tế lớn, để xác định xu hướng hiện tại sẽ tiếp diễn trong bao lâu.
Chúng tôi duy trì quan điểm đánh giá tốt về triển vọng thị trường trung và dài hạn. Do đó, nhà đầu tư nên tập trung vào nhóm cổ phiếu có nền tảng tốt và có xác nhận kết quả kinh doanh tích cực trong giai đoạn tới, sẵn sàng lượng tiền mặt để giải ngân khi các cổ phiếu này về mức hấp dẫn.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bàn tán về thị trường