menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Nhật Quang Channel Pro

Phân tích thị trường tuần sau: Nhìn nhận khách quan thị trường và các ngành nghề với Nhật Quang channel

Thị trường có một tuần đáo hạn phái sinh và đáo hạn Quỹ ETF không hề "lành lặn" với nhà đầu tư cá nhân chúng ta, khi mà các cổ phiếu thì giao dịch loạn xạ. Nước ngoài thì cứ liên tục đạp F1 mua Long F2?

Sự phân kỳ âm, sự bùng nổ volume thì liên tục diễn ra ở Chart ngày trên vùng 111x 112x thì có xấu lắm không?

Phân tích thị trường tuần sau: Nhìn nhận khách quan thị trường và các ngành nghề với Nhật Quang channel

Hình ảnh thị trường

Thì nhìn chung việc có 2 lần đạp mạnh như trên trong đáo hạn tại vùng đỉnh cao này thì việc "yên ổn" là rất khó có thể diễn ra được. Nhưng cũng không nên tiêu cực quá mức, vì tiêu cực quá mức có thể dẫn đến các việc quyết định sai lầm. Việc MACD, RSI phân kỳ âm thì bên dưới đây là 1 ảnh ví dụ:

Phân tích thị trường tuần sau: Nhìn nhận khách quan thị trường và các ngành nghề với Nhật Quang channel
Phân tích thị trường tuần sau: Nhìn nhận khách quan thị trường và các ngành nghề với Nhật Quang channel

Sở dĩ hiện tại phải dùng H4 mà quá khứ dùng 1D vì đồ thị không cho phép hiển thị. Cũng như hiện tại nhìn H4 sẽ thấy rõ việc Phân kỳ âm hơn 1D. Nên tạm xem như same same, thì có thể thấy là chưa hẳn Phân kỳ âm là sẽ sập ngay, thậm chí có lúc là phân kỳ âm 5 6 đoạn nhưng nó vẫn tăng đó thôi? Số phiên phân phối đếm được chắc là trên 10 15 phiên bùng nổ volume trong từ tháng 4 đến tận cuối năm 2020 nhưng vẫn tăng.

Thì ở đây chúng ta phân tích đồ thị Vnindex liệu có chính xác? Theo Quang đánh giá, trừ khi có những phiên giảm mạnh từ -40đ -50đ điểm trở lên thì mới quan trọng việc Vnindex thế nào. Còn không thì nên ưu tiên vào các nhóm ngành, các cổ phiếu cụ thể. Liệu nó đã gãy, hay đã gãy rồi 2 3 tuần? Hay là trên đỉnh? thì mới là yếu tố quan trọng, đầu tư là đầu tư "thị trường" hay "cổ phiếu"? Chúng ta có đi mua "thị trường" được không?

Nên ở bài phân tích này, Quang sẽ đi phân tích các ngành nghề quan trọng, cùng đồ thị tiêu biểu của 1 mã Lead nhé:

1 - Tài chính: Ngân hàng, Chứng khoán:

Phân tích thị trường tuần sau: Nhìn nhận khách quan thị trường và các ngành nghề với Nhật Quang channel
Phân tích thị trường tuần sau: Nhìn nhận khách quan thị trường và các ngành nghề với Nhật Quang channel

Trong nhóm ngành này, chúng ta lấy 2 mã đầu ngành là SSI và VCB. Thì có thể nói tình hình chung của cả 2 nhóm này là điều có sự bùng nổ nhất định trong phiên thứ 6. Khi mà tin LSNN giảm ra rồi còn bị quỹ ETF cơ cấu dẫn đến ăn bô gần như toàn bộ nếu mua trần! Tuy nhiên nếu nhìn kỹ thì SSI hay VCB vẫn còn trong "kênh tăng giá" thì việc nói gãy hay mất vùng tăng giá là sai. Ngoài VCB thì STB cũng xác nhận vượt, nhưng MBB, TCB hay VND, VCI, HCM thì đều có tình trạng như nhau.

Thì nhóm ngành tài chính nói chung: xịt thì phải mất từ 3 ~ 4 phiên để cân bằng. Nhưng nếu không "gãy kênh tăng" thì vẫn được tính là tăng giá bình thường (Miễn bạn không mua trần).

2 - Bất động sản, Khu công nghiệp:

Phân tích thị trường tuần sau: Nhìn nhận khách quan thị trường và các ngành nghề với Nhật Quang channel
Phân tích thị trường tuần sau: Nhìn nhận khách quan thị trường và các ngành nghề với Nhật Quang channel

Cả 2 ngành này đều có điểm chung là đã chỉnh từ ngày 02/06 đến hiện tại là gần 3 tuần. Và nhìn chung nó cũng "đâu có khác gì" 3 tuần vừa rồi đâu? Cũng không tăng mạnh, chỉ hồi nhẹ sau đó giảm nhẹ. Thế đâu được xem là cổ phiếu "úp bô" đâu phải không? Vẫn đang đi trong kênh giảm từ 2/6 đến hiện tại. Thậm chí nếu xem kỹ thì ở nhóm BĐS như DIG, DXG, CEO đang có dấu hiệu cân bằng 1 tuần và muốn "break out" kênh giảm này. (Đã có NLG, KDH, HDC) xác nhận tăng trước.

Như vậy có thể nói: nhóm này là 1 nhóm có cửa sáng tăng lại. Nhưng nếu có gãy thì khả năng sẽ đi xuống "cạnh dưới" của kênh điều chỉnh. Cũng không mất quá nhiều vì đã tích luỹ kiệt volume trong 3 tuần vừa qua.

3 - Thép:

Phân tích thị trường tuần sau: Nhìn nhận khách quan thị trường và các ngành nghề với Nhật Quang channel
Phân tích thị trường tuần sau: Nhìn nhận khách quan thị trường và các ngành nghề với Nhật Quang channel

Hoà Phát hay Nam Kim, Hoa Sen thì đều tích luỹ và rũ bỏ rất lâu. Thì liệu như HPG vừa break họp darvas kéo dài 5 6 tháng này có gãy không? Mà hiện tại nó cũng chưa gãy. Giá thép thế giới cũng liên tục tăng thế này. Thì liệu nhóm này sẽ xấu? hay là nhóm có dòng tiền ổn nhất, và khả năng có sóng trong tháng 6, 7 này nhất?

4 - Dầu khí, Điện (năng lượng):

Phân tích thị trường tuần sau: Nhìn nhận khách quan thị trường và các ngành nghề với Nhật Quang channel
Phân tích thị trường tuần sau: Nhìn nhận khách quan thị trường và các ngành nghề với Nhật Quang channel

Với dầu khí thì việc PVS bùng nổ tăng như vậy, thì PVD, PVC cũng lên. Có lẻ không cần nói về ngành dầu, còn ngành điện thì sao? Đại diện ví dụ là GEG, tương tự PC1, NT2, POW cũng có đồ thị điều chỉnh hơn 2 tuần nay. Như vậy sao có thể nói là "ăn bô" được? Ngành dầu khí thì đã có nhịp xác nhận tăng tiếp. Điện thì đã về đến hỗ trợ, chiếc khấu khá tốt rồi. Nên nói là trong 1 tuần nữa điện có mua mới không thì chính xác hơn phải không?

5 - Xây dựng, tài nguyên (Đầu tư công):

Phân tích thị trường tuần sau: Nhìn nhận khách quan thị trường và các ngành nghề với Nhật Quang channel
Phân tích thị trường tuần sau: Nhìn nhận khách quan thị trường và các ngành nghề với Nhật Quang channel

Với họ này, có thể chia ra làm xây dựng dân dụng và xây dựng đầu tư công. Nhưng điểm chung cũng tựa tựa nhau là tụi nó cũng tích luỹ trong 2 3 tuần vừa qua. Không có biên độ đáng kể, khối lượng nhỏ đi và hiện tại vẫn "quanh vùng nền" chứ cũng chưa gãy, chưa kéo rồi up bô NĐT. Nếu có 1 đợt rũ nhẹ, thì liệu xây dựng nói chung có bước vào 1 chu kỳ tăng giá tiếp sau khi tích luỹ gần tháng?

Nói chung thì nhìn qua các ngành lớn, chưa kể thuỷ sản, dệt may (cũng tương tự xây dựng ở trên tích luỹ lâu dài) thì làm sao có thể nói là ăn bô được? Hay chúng ta đang ngộ nhận là việc MUA TRẦN rồi FOMO giá cực cao thứ 6, mua PENNY là tiêu chuẩn cho thị trường xấu? Cho việc ăn bô, giết sạch nhà đầu tư?

Nên việc phân tích các ngành nói chung, kèm hình ảnh ở đây là để a/c NĐT chúng ta có cái nhìn "khách quan" nhất về các ngành nghề nói chung. Chứ không nên để sự hô hào nói "chung chung" làm tâm lý ảnh hưởng, nhưng thực tế thì mọi thứ vẫn bình thường.

Lời khuyên của Quang trong tuần sau sẽ là:

1 - Vẫn là đầu tư cổ phiếu, chứ không phải đầu tư thị trường. Người ta (Ví dụ PENNY) có nằm sàn thì đó là việc của người ta, mã của chúng ta là quan trọng nhất. Nó đem đến lợi nhuận hoặc lỗ chính xác cho tài khoản - Thì phải xem kỹ hỗ trợ, kháng cự, các vùng xu thế của nó cho cẩn thận để có thể xử lý được khi "có biến" tránh bỡ ngỡ, ngơ ngát.

2 - Nhìn lại danh mục, xem số mã nắm giữ như vậy bản thân có thể kiểm soát hết không? Có nhớ hết không? nếu quá thừa thì lúc còn ổn định tranh thủ cơ cấu sao cho hợp lý, dễ kiếm soát nhất.

3 - Khi những "biến cố" nếu có diễn ra, thì phải lưu ý nhìn kỹ cổ của bản thân có vi phạm các "nguyên tắc" đặc ra chưa. Nếu nó chưa vi phạm thì không cần quan tâm, cứ thoải mái "hít thở" thay vì chạy theo đám đông hoản loạn.

4 - Nếu muốn cơ cấu, bỏ cổ phiếu hoặc bán bớt các phần margin, phần mua vượt tỷ trọng thì nên nhớ: Thị trường vẫn chưa sập, cổ phiếu phần lớn vẫn chưa gãy. Thì hãy bán giá cao, bán giá kéo chứ không phải bán tháo hoản loạn rồi nó lại.... hồi lên như chưa từng có việc gì.

5 - Khi có những cơ hội, ví dụ bùng nổ xác nhận vượt nền, vượt kháng cự thì xem xét có mua không? Khi người khác sợ mà "dòng tiền" vẫn vào thì liệu là cơ hội? Nhưng khi mua thì nên cân nhắc chỉ kẹt T+ 1/5 số hàng có sẵn.

Đây là các lời khuyên của Quang, nhìn chung thị trường này không nên quá "phiến diện" về 1 gốc dộ nào cả. Mọi thứ phải hợp lý, phải thực tế thì mới hiệu quả được. Nên nhớ trong sự sợ hãi 1 tháng qua cũng là giai đoạn kiếm tiền dễ nhất, khi các mã cứ tăng hoài.

Cũng như việc quy tắc -5% -7% cutloss vẫn phải áp dụng, tránh trường hợp như năm 2022 hay 2019 lập lại 1 lần nữa. Kiếm lãi +15% +20% được thì phải có quy tắc cutloss để bảo toàn, rồi vòng sau ta lại kiếm lại nếu chả may -40đ -50đ.

Anh chị cần tư vấn thêm về danh mục, cổ phiếu có thể liên hệ Quang để được hướng dẫn kịch bản cho danh mục hợp lý nhất giai đoạn này nhé!!!

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
10 Yêu thích
6 Bình luận 1 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại