PAN (CTCP tập đoàn PAN)- Cú lội ngược dòng
Lũy kế 3 quý đầu năm, doanh thu hợp nhất của PAN đạt 9.815 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế đạt 537 tỷ đồng - tăng lần lượt 53% và 132% so với cùng kỳ năm 2021.
Đáng chú ý, dù doanh thu mảng nông nghiệp chỉ đứng vị trí thứ hai sau thủy sản nhưng lại đóng góp tới 41% cơ cấu lợi nhuận của tập đoàn, trong khi đó thủy sản chiếm 35%, còn lại là hàng tiêu dùng 13% lợi nhuận, 11% từ các lĩnh vực khác.
Năm 2022, PAN đặt kế hoạch 14.300 tỷ doanh thu và 755 tỷ lợi nhuận sau thuế. Như vậy, PAN đã hoàn thành được 70% kế hoạch doanh thu và 71% chỉ tiêu lợi nhuận cho cả năm 2022.
Nâng sở hữu lên 98,3% vốn tại Bibica: Cách đây không lâu, PAN mua 7.382.512 cổ phiếu BBC của Bibica trong tổng 7.700.537 cổ phiếu đăng ký chào mua công khai từ 17 nhà đầu tư, tỷ lệ mua thành công 95,9% tổng lượng đăng ký chào mua công khai với giá 71.000 đồng/cp, ước tính tổng số tiền thực hiện mua vào 524,2 tỷ đồng, ngày kết thúc đợt chào mua là 16/5.
Như vậy, sau giao dịch PAN đã nâng sở hữu lên 98,3% vốn điều lệ tại BBC và hướng đến mục tiêu sở hữu 100% vốn tại công ty bánh kẹo này. Được biết, tính tới ngày 19/1/2022, PAN cùng cổ đông liên quan đang sở hữu 58,94% vốn điều lệ tại BBC.
Hợp nhất kết quả với công ty con, lợi nhuận quý I tăng gấp 3 Công ty Cổ phần Tập đoàn Pan (HoSE: PAN) vừa công bố báo cáo tài chính quý I với doanh thu thuần đạt hơn 2.948 tỷ đồng, tăng 75% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó Công ty Cổ phần Khử trùng Việt Nam (VFC, HoSE: VFG) đóng góp 699 tỷ đồng. Các công ty con khác đều ghi nhận tăng trưởng mạnh trong doanh thu.
Giá vốn tăng mạnh hơn doanh thu, làm lãi gộp của PAN đạt mức tăng trưởng khiêm tốn hơn 34,7%, tương ứng hơn 505 tỷ đồng. Bên cạnh hoạt động kinh doanh cốt lõi, hoạt động tài chính cũng là điểm sáng khi doanh thu tăng 47%, đạt 84 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 6,8 tỷ đồng (cùng kỳ lỗ 243 triệu đồng).
Trừ đi các loại chi phí, PAN báo lãi sau thuế hơn 168 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần cùng kỳ năm 2021 trong đó 74 tỷ đồng tăng thêm nhờ khoản thu nhập bất thường do thanh lý tài sản tại Bibica. Nếu loại trừ khoản thu nhập này, mức tăng trưởng về lợi nhuận sau thuế so với cùng kỳ là 87%.
Sau khi Ấn Độ cấm xuất khẩu, giá gạo tại Thái Lan, Việt Nam, Myanmar đã tăng lên khoảng 20 USD/tấn trong 4 ngày qua và dự kiến còn tăng lên nữa trong những ngày tới. Ấn Độ chiếm 40% tỷ trọng trong ngành thương mại gạo toàn cầu. Còn Việt Nam là một trong hai quốc gia đang thường xuyên "so găng" ở vị trí số 2. Khi "số 1" là Ấn Độ quyết định cấm xuất khẩu gạo thì có nghĩa, cơ hội gia tăng xuất khẩu cũng như giá xuất khẩu tăng lên sẽ thuộc về các quốc gia khác đang xuất khẩu nhiều gạo, trong đó có Việt Nam.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận