Những lưu ý quan trọng khi tham gia thị trường tuần đáo hạn phái sinh
Như vậy, trong tuần mới (13-17/6/2023), tuần đáo hạn phái sinh vào ngày 15/05 thì nên giao dịch thế nào?
Thị trường trải qua 1 tuần giao dịch đầy khắc nghiệt từ cây “doạ up bô” ngày 08/06 (Thứ 5) với trị giá hơn 1 tỷ USD, sau đó đến thứ 6 rung mạnh và “lật mặt” vào cuối giờ đóng cửa ở 1107 điểm.
Hình ảnh đồ thị kỹ thuật Vnindex
Hình ảnh đồ thị kỹ thuật VN30
Vì là tuần đáo hạn phái sinh, cũng như cơ sở đã tăng khá nhiều. Thì khi nhìn vào đồ thị có thể thấy: Đồ thị Vnindex tương đối lỏng lẻo và “cao lêu ngêu” hơn đồ thị VN30. Nên theo xu thế này và ở Tuần đáo hạn thì hay có tình trạng điều tiết trụ. Nên việc kéo hay tăng trụ VN30 sẽ dễ dàng hơn việc tăng cổ midcap ở Vnindex nói chung.
Cũng vì hiện tượng trên, nên có lẻ tăng VN30 thì Bank, Trụ sẽ tăng nhiều hơn là Midcap. Nên việc trong tuần đáo hạn các mã midcap sẽ chịu nhiều áp lực. NĐT nên có những tâm thế, tinh thần chuẩn bị hơn là đua lệnh khô máu.
Ngoài ra, những cú rung lắc mạnh sẽ diễn ra thường xuyên từ ngày thứ 2 đến thứ 5 do sự cơ cấu, đảo vị thế hợp đồng Long F1 sang Long F2 của tổ chức nước ngoài:
Nguồn: Fireant
F1 sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường trước đáo hạn, F2 sẽ là sau đáo hạn cho tháng mới. Nên việc đảo, rút vị thế từ F1 đảo sang F2 thì việc rung lắc mạnh trong phiên. Có những nhịp kéo lên cao rồi “cấm đầu” sẽ là điều không thể tránh được trong tuần đáo hạn.
Bên trên là góc nhìn của Quang về tuần đáo hạn, tuy nhiên đây là tuần đáo hạn phái sinh, diễn tiến thị trường sẽ rất nhanh và cần xét trên thực tế trong phiên giao dịch. Còn việc thị trường như đồ thị liên tục bùng nổ volume giao dịch lớn (đã có phiên trên tỷ đô) hay sự hào hứng, sự bắt đáy thành công, sự full margin, sự có lãi lớn mà ai cũng thấy được. Thì lời khuyên của Quang trong tuần mới như sau:
1 – Nhìn lại tài khoản, nếu giao dịch full margin, full tỷ trọng thì có nên cẩn thận. Nên xem xét chốt lãi bớt tại những điểm cao trào hay không? Nhất là những phần hàng bắt đáy thứ 5, thứ 6?
2 – Có nên quyết đoán không? Có nên lưỡng lự và chịu các hậu quả như quả “úp” ngày thứ 5 một lần nữa? Điều kiện quyết đoán “bán” ở đây là gì?
3 – Các mã cổ phiếu đạp gãy thứ 5 như PVD, PHR, DIG, DXG, CEO, CII, DBC,… khi đã rút chân. Thì việc hồi phục nói chung của Midcap lên chạm đỉnh cũ, nền cũ, trendline cũ thì có nên xem xét chốt bớt hay là giữ nếu đang có hàng hoặc đang kẹt hàng? Điều kiện nắm giữ là gì?
4 – Khi mua mới 1 mã, nên xem lại điểm mua liệu có còn hợp lý? Có vào những vùng theo kỹ thuật là xác nhận Break Out, xác nhận dòng tiền. Hay là chỉ đơn giản là Fomo, chỉ đơn giản là gướng lên test lại đỉnh cũ? Hãy suy nghĩ và phân tích kỹ trước khi Enter mua mới!
5 – Khi giao dịch ở vùng này, vùng cao có thể bất ngờ đảo chiều. Thì chúng ta bỏ 1 số tiền lớn đầu tư, liệu có nên dành thời gian cho chứng khoán từ 14h00 đến 14h30 không?
Ở tuần này, các lời khuyên sẽ không như những tuần trước. Vì nói tới nói lui nghe nó chán, và chúng ta cũng cảm giác là mệt tâm, buồn bực. Thì chúng ta có thể tự nhớ trong lòng, hoặc xem lại các bài phân tích tuần trước của Quang.
Ngoài ra, tuần này Quang cũng chuyển các dạng “lời khuyên” thành "câu hỏi ngược lại". Để cho a/c chúng ta có thể tự suy nghĩ lại những điểm này. Đầu tư trong sóng hồi (hay Uptrend?) thì luôn phải kỷ luật, luôn phải thận trọng. 1 cú điều chỉnh 150đ, 200đ về vùng 1000 hay thậm chí 9xx vẫn luôn chực chờ và đã có tiền lệ ở phía trước!
Hình ảnh nhịp điều chỉnh Ví dụ: 200đ tháng 7 / 2021
Đúng là Uptrend, sóng hồi hiện tại thì thắng rất to, dễ kiếm lãi nhất. Nhưng cũng dễ lấy đi tất cả nhất, chỉ cần sai 1 bước có thể trả giá ngay trong T+0 -11%, -10% (sáng mua xanh, chiều đạp mạnh về gần sàn). Nên vừa đầu tư, thì cũng phải vừa cảnh tỉnh nhau. Cũng như a/c mình nếu chưa có những định hướng hợp lý, còn khá mù mờ trong việc giao dịch. Thì có thể liên hệ với Quang để được hỗ trợ và tư vấn nhé!
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận