Nhóm điện khí - Phương pháp đầu tư POW, BSR, PC1, CNG,..
Đẩy mạnh triển khai dự án khí trong nước để bù đắp nguồn cung khí suy giảm.
I.TÌNH HÌNH NGÀNH ĐIỆN KHÍ HIỆN TẠI
1.Các mỏ khí chủ lực hiện nay đã và đang trong giai đoạn suy giảm sau quá trình dài khai thác.
Do đó sản lượng khí cung cấp cho điện tại khu vực Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ giảm dần. Nguồn cung khí nội địa mới cho điện chỉ còn nguồn khí miền Trung (Cá Voi Xanh và Báo Vàng) và nguồn khí Lô B. Tổng cung khí cho điện giai đoạn 2035-2045 sẽ chỉ còn duy trì khoảng 7,7 tỷ m3/năm. Trong phần trữ lượng nguồn khí nội địa đã phát hiện nhưng chưa khai thác đến hiện nay, trữ lượng từ các dự án này chiếm tới 30%, bằng với trữ lượng còn lại của các mỏ đang khai thác. Do đó việc phát triển các dự án này là cần thiết, sẽ đem lại hiệu quả và lợi ích tổng thể rất lớn cho nhà nước.
Sản xuất điện, hóa chất, công nghiệp, giao thông vận tải, đô thị…Tổng nhu cầu khí dự kiến theo quy hoạch ngành khí (nhu cầu cơ sở) lên tới khoảng 13 tỷ m3 vào năm 2020, hơn 22 tỷ m3 vào năm 2025 và trên 34 tỷ m3 vào năm 2030. Trong khi sản lượng khai thác khí trong nước đang ngày càng giảm dần. Do vậy việc nhập khẩu khí LNG là tất yếu để đáp ứng nhu cầu khí trong nước.
3. Đẩy mạnh triển khai dự án khí trong nước để bù đắp nguồn cung khí suy giảm
Dự kiến đến năm 2030, sẽ có khoảng 6.500 MW công suất nhiệt điện khí trong nước được triển khai, với 10 dự án, với tổng công suất 8.740 MW. Tuy nhiên, hầu hết các dự án quan trọng lại bị chậm tiến độ. Điển hình là:
• Chuỗi khí - điện Lô B - Ô Môn (3.750 MW): Hiện tại chỉ mới có Ô Môn 1 vận hành từ năm 2009 (chạy dầu FO). Cả chuỗi dự kiến có thể vào được đầu năm 2027, chậm 15 năm so với Quy hoạch điện VII. Do EVN liên tiếp hai năm thua lỗ, gặp khó khăn về tài chính, chủ đầu tư của 2 dự án Ô Môn 3 và 4 đã được Chính phủ cho phép chuyển từ EVN sang PVN.
• Chuỗi khí - điện Cá Voi Xanh cấp khí cho các nhà máy ở khu vực Chu Lai (Quảng Nam) và Dung Quất (Quảng Ngãi), tổng công suất 3.750 MW. Quy hoạch điện VII (điều chỉnh) đưa vào năm 2023 - 2024, nhưng đến nay chưa triển khai được bất kỳ khâu nào do vướng mắc nhiều thủ tục ở khâu thượng nguồn xuất phát từ các yêu cầu của nhà thầu Exxon Mobil (Hoa Kỳ), chưa thỏa thuận được hành lang tuyến ống khí từ Chu Lai sang Dung Quất; Cảng Kỳ Hà chưa giao chủ đầu tư nâng cấp để có thể đưa tàu vào nhận và xuất condensate.
II. GIÁ LNG ĐƯỢC DỰ BÁO TIẾP TỤC DUY TRÌ Ở MỨC CAO
Năm 2024, IEA dự báo nhu cầu khí đốt toàn cầu sẽ tăng 2,5%, tương đương 100 tỷ mét khối (bcm) do
(1) Dự kiến thời tiết mùa đông lạnh hơn vào năm 2024 và giá khí đốt tự nhiên đã giảm mạnh sẽ hỗ trợ sự phục hồi nhu cầu khí đốt.
(2) Nhu cầu trong các lĩnh vực công nghiệp sẽ tăng trưởng trở lại
(3) Xu hướng chuyển dịch năng lượng xanh, giảm phát thải nhà kính thúc đẩy nhu cầu LNG tăng nhanh ở các quốc gia Châu Á.
-->Dự báo nguồn cung sẽ thắt chặt trở lại vào năm 2024, dự kiến sẽ tăng 3,5% trong năm 2024 – thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng 8% trong giai đoạn 2016-2020 và công suất LNG mới chỉ được đưa vào sử dụng sau năm 2024. Bên cạnh đó, căng thẳng địa chính trị, hạn chế vận chuyển ngày càng gia tăng cũng có thể làm gia tăng căng thẳng thị trường và biến động giá LNG. Từ đó làm cho giá khí đốt vẫn neo ở vùng giá cao trong năm 2024.
III. DOANH NGHIỆP CHÚ Ý
Hiện tại các cổ phiếu đã tăng được một nhịp nên vùng mua, giá mua cần xem xét cẩn trọng phù hợp với phương pháp và thời gian đầu tư (ngắn hạn hay trung dài hạn) để mua bán tối ưu nhất, hạn chế việc fomo giá cao dễ gây ra các khoản lỗ không mong muốn.
1. POW
PV Power là một trong những đơn vị phát điện lớn nhất của Việt Nam, nắm giữ 11% công suất phát điện cả nước. Tổng công ty hiện quản lý vận hành 7 nhà máy điện với tổng công suất 4.205MW, gồm điện khí, than và thủy điện.
Dự báo kết quả kinh doanh tích cực từ việc tăng sản lượng phát điện mạnh
Nhận bồi thường bồi thường bảo hiểm tổn thất vật chất và gián đoạn kinh doanh với tổng tiền bồi thuờng khoảng 1.000 tỷ
Tiến độ dự án Nhơn Trạch 3&4 - dự án điện đầu tiên tại Việt Nam sử dụng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) với tổng mức đầu tư 1,4 tỷ USD đi đúng kế hoạch
2. BSR
Đợt bảo dưỡng lớn lần thứ 5 đã kết thúc vào cuối tháng 4/2024 và nhà máy lọc dầu Dung Quất đã có thể vận hành trở lại trong tháng 5/2024 Từ đó đẩy mạnh công suất, nâng cao doanh thu của BSR cho những quý cuối năm
Bên cạnh đó yếu tố chuyển sàn từ Upcom sang Hose cũng là động lực hỗ trợ giao dịch cổ phiếu BSR.
3. CNG
Công ty là doanh nghiệp tiên phong trong việc phổ biến sản phẩm CNG tại Việt Nam và hiện là doanh nghiệp lớn nhất trong ngành. CNG đã chính thức cung lấp LNG tới những khách hàng đầu tiên từ giữa tháng 3/2024, kỳ vọng mảng mới sẽ đóng tích cực từ kết quả kinh doanh Q2/2024.
NHÀ ĐẦU TƯ NẾU THẤY BÀI VIẾT HAY VÀ BỔ ÍCH HÃY ỦNG HỘ SIMPLEINVEST BẰNG NÚT LIKE VÀ BÌNH LUẬN ĐỂ ĐỘI NGŨ RA NHIỀU BÀI VIẾT HƠN NỮA NHÉ!
SimpleInvest chúc nhà đầu tư chiến thắng mọi thị trường
Theo dõi người đăng bài
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bàn tán về thị trường