Nhìn nhận nhóm ngành chứng khoán
Khách hàng thì chọn công ty chứng khoán vì danh tiếng, thị phần, phí giao dịch rẻ, lãi suất cho vay thấp, nhưng là nhà đầu tư, thì bạn chọn cổ phiếu công ty chứng khoán đó vì điều gì?
Theo mình, sau đây sẽ là 3 yếu tố then chốt:
Trong đó, yếu tố (2) và (3) sẽ được thảo luận riêng ở phần 2.
8% - con số có đủ ‘doping’ cho ngành chứng khoán?
Tính đến cuối tháng 6/2024, số lượng tài khoản giao dịch của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam chính thức vượt qua cột mốc 8 triệu tài khoản, trong đó đã có thêm hơn 600.000 tài khoản mở mới riêng nửa đầu năm nay.
Thực tế, so với các thị trường trong khu vực, tỷ lệ dân số tham gia đầu tư chứng khoán tại Việt Nam còn khá khiêm tốn. Cụ thể, tỷ lệ này tại Thái Lan vào năm 2017 đã là 27,9%, Malaysia là 31,6% (năm 2017), Trung Quốc là 10,7% (năm 2020), Ấn Độ là 15,4% (năm 2021),… Dù vậy, phần lớn là nhà đầu tư cá nhân, số lượng tài khoản của nhà đầu tư tổ chức đến này chỉ chiếm tỷ trọng chưa đến 2,7%.
Margin - vừa phải thúc, vừa phải phanh
Gần đây, sau khi kết quả kinh doanh quý 2 được công bố, dư nợ cho vay tại các công ty chứng khoán tiếp tục phá kỷ lục, ước tính đạt khoảng 225.000 tỷ đồng, vượt xa giai đoạn đầu năm 2022 khi VN-Index trên đỉnh 1.500 điểm, ghi nhận quý thứ 6 liên tiếp tăng so với quý trước.
Trong đó, dư nợ margin tại ngày 30/6 ước tính vào khoảng 218.000 tỷ đồng, tăng 23.000 tỷ so với cuối quý 1 và cũng là con số kỷ lục trong lịch sử chứng khoán Việt Nam.
Góc bóc tách
Tiền mặt trong tài khoản chứng khoán cao, thanh khoản thị trường thấp chứng tỏ các nhà đầu tư nhỏ lẻ đang chờ cơ hội bắt đáy. Vậy tại sao vay margin lại cao, là ai dùng?
Mọi người cứ chia sẻ thêm quan điểm trong phần bình luận bên dưới nhé! "We live, we learn".
Theo dõi người đăng bài
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bàn tán về thị trường