Ngành phân bón - Từ không chịu thuế thành 5% VAT sẽ có tác động gì đến các doanh nghiệp
Theo phân tích của các chuyên gia, việc áp thuế GTGT 5% với phân bón vừa không làm tăng giá thành sản phẩm, vừa tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp phân bón trong nước. Khi đưa phân bón vào diện chịu thuế GTGT với thuế suất 5%, cần sửa đổi các quy định về hoàn thuế cho đồng bộ để tránh thiệt thòi cho doanh nghiệp.
Việc thay đổi trạng thái từ “không chịu thuế” thành “chịu thuế 5% GTGT” sẽ chủ yếu mang lại lợi ích cho các công ty như DPM và DCM vì những công ty này sẽ có thể được hoàn lại 10% chi phí đầu vào, từ đó giảm chi phí sản xuất và giúp sản phẩm urê nội địa có tính cạnh tranh hơn so với sản phẩm nhập khẩu.
Trong khi đó, đầu vào của các doanh nghiệp sản xuất NPK (BFC, LAS) chủ yếu là phân bón đơn. BFC và LAS sẽ trả 5% giá trị đầu vào tuy nhiên có thể được cơ quan thuế hoàn lại 5%, do đó tác động lên những doanh nghiệp này có thể không nhiều như DPM và DCM.
Về phía đầu ra, các doanh nghiệp phân bón sẽ nộp 5% thuế cho cơ quan thuế, tuy nhiên số tiền này sẽ được chuyển giao cho người dùng cuối. Nói cách khác, cơ quan thuế sẽ thu thuế VAT từ người dùng cuối thông qua doanh nghiệp phân bón
Vấn đề này dự kiến sẽ được thảo luận trong kỳ họp Quốc hội vào tháng 5/2024 và có thể được thông qua sớm nhất tại kỳ họp Quốc hội tiếp theo (tháng 10/2024). Nếu dự thảo được thông qua, thay đổi dự kiến sẽ có hiệu lực từ tháng 7/2025 trong kịch bản tốt nhất
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận