Lăng kính chứng khoán 28/8: Cổ phiếu bất động sản còn dư địa đầu tư
Khi nào chỉ số PMI vượt 50, dòng tiền sẽ tự khắc chảy qua bất động sản, các chuyên gia kỳ vọng dư địa của nhóm cổ phiếu này vẫn còn rất lớn.
Nối tiếp đà điều chỉnh cuối tuần trước đó, các chỉ số chứng khoán Việt Nam tiếp tục chịu áp lực điều chỉnh, chỉ số VN-Index có thời điểm lùi về sâu nhất là sát ngưỡng 1.150 điểm.
Tuy vậy, thông tin hỗ trợ liên quan tới việc NHNN hoãn thi hành một số nội dung trong thông tư 06 đã kích hoạt lực cầu bắt đáy và giúp các chỉ số chứng khoán phục hồi.
Nhìn chung, VN-Index vẫn ghi nhận hồi phục nhẹ 5,4 điểm, tương đương mức tăng nhẹ 0,5% so với cuối tuần trước. Cùng lúc đó, chỉ số HNX-Index tăng mạnh 2,9% lên mức 242,9 điểm và chỉ số UPCoM-Index tăng 2,0% lên mức 91 điểm.
Ông Bùi Nguyên Khoa - Trưởng nhóm vĩ mô và thị trường, CTCK BSC và Ông Nguyễn Văn Giáp - Trưởng phòng tư vấn đầu tư, CTCP Chứng khoán VPS đều chung quan điểm rằng trong tuần giao dịch sát kỳ nghỉ lễ, thị trường chưa thể có được bứt phá mạnh.
Thị trường ghi nhận một tuần giao dịch giằng co khi VN-Index tăng dần từ đáy lên. Liệu tình trạng này có gì biến chuyển trong tuần tới không, theo ông?
Thêm vào đó, phần lớn các cổ phiếu trên thị trường đang chịu áp lực giảm mạnh thì các cổ phiếu nhóm BĐS, chứng khoán vẫn vượt đỉnh. Tôi đánh giá đây sẽ là những nhóm ngành khỏe hơn giai đoạn tới. Và khi các cổ phiếu này vẫn vượt đỉnh, xu hướng điều chỉnh chỉ là ngắn hạn.
Với tâm lý giao dịch trước nghỉ lễ thường ảm đạm, tôi cho rằng khả năng cao sẽ có những phiên tăng trong nghi ngờ trong tuần này và vùng 1.200 điểm sẽ là ngưỡng kháng cự mạnh.
Nhóm cổ phiếu bất động sản (BĐS) đã có sự phục hồi nhiều từ đầu năm đến nay, kể cả chịu sự điều chỉnh sau lần giảm sâu vừa rồi. Ông đánh giá thế nào về xu hướng dòng tiền của nhóm cổ phiếu này?
Đồng thời những thông tin tích cực liên quan đến Thông tư 06 khi NHNN hoãn thi hành một số nội dung đã góp phần hỗ trợ rất nhiều cho ngành BĐS trong việc mở rộng sản xuất cũng như cơ cấu lại doanh nghiệp trong bối cảnh hoạt động cho vay tín dụng đang bị thắt chặt.
Tuy nhiên, xét về toàn diện, thị trường vẫn cần nhiều thông tin hơn nữa bởi bản thân ngành BĐS vẫn còn rất nhiều khó khăn, thông tin trên chỉ hỗ trợ được một phần, quan trọng nhất vẫn là sản phẩm và cách thức kinh doanh của doanh nghiệp.
Xu hướng dòng tiền hiện không đổi, bất chấp VN-Index điều chỉnh sâu. Tuy nhiên, chưa có sự lan tỏa dòng tiền nào, mà chỉ tập trung vào một vài mã riêng biệt. Chính vì vậy, theo tôi xu hướng dòng tiền đang phân hóa rõ rệt.
Liệu trong thời gian tới, cổ phiếu nhóm này còn hấp dẫn để đầu tư, và nhà đầu tư có nên giữ cổ phiếu BĐS trong danh mục của mình?
Tuy nhiên đối với từng mảng riêng lại khá ổn, đặc biệt đối với cổ phiếu có quỹ đất tốt, được giải phóng mặt bằng phát lý, có hoạt động kinh doanh tốt. Nhìn chung, cổ phiếu ngành này đã vào chu kỳ có thể đầu tư được rồi.
Ngoài ra, thời điểm cuối năm, tôi kỳ vọng những ngành có sự cải thiện liên quan đến xuất nhập khẩu như chế biến thuỷ hải sản, sản xuất cá tra, dệt may,… Ngoài ra các nhóm hàng hoá cũng nên được cân nhắc khi dạo gần đây nhóm này có những biến động khá lớn liên quan đến hoá chất như phân bón. Hoặc tiếp tục câu chuyện đầu tư công.
Trong bối cạnh tăng trưởng tín dụng từ đầu năm đến nay liên tục giảm, đặc biệt ở TP.HCM, giai đoạn hiện tại, mục tiêu là ưu tiên thúc đẩy kinh doanh sản xuất. Do đó, khi nào chỉ số PMI vượt 50, dòng tiền sẽ tự khắc chảy qua BĐS. Tôi đánh giá dư địa của nhóm BĐS vẫn rất lớn, mọi thứ vẫn đang nằm ở sự kỳ vọng.
Chiến lược dành cho nhà đầu tư là: không margin, giải ngân theo từng vị thế của cổ phiếu/danh mục. Lên danh sách các cổ phiếu khỏe trong đoạn này để cơ cấu lại, sửa sai trước ngưỡng cửa uptrend. Thị trường đã cho ta cơ hội ở nhịp chỉnh này, vừa có vị thế giá tốt, vừa lọc đc những cổ phiếu yếu/khỏe trên thị trường chung.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận