Lăng kính chứng khoán 25/6: Rủi ro ngắn hạn đang gia tăng
Nhà đầu tư cần thận trọng, tránh các quyết định mua vào vội vàng trong bối cảnh thị trường hiện tại. Việc quản lý rủi ro và bảo vệ vốn nên được đặt lên hàng đầu.
Nhận định đầu tư
SHS khuyến nghị nhà đầu tư ngắn hạn nếu tỉ trọng trên mức trung bình, hoặc đang có tỉ lệ dư nợ cao, danh mục mở rộng quá mức, nên xem xét giảm tỉ trọng đối với các mã đã đạt kỳ vọng, các mã có xu hướng bắt đầu suy yếu, không giữ được đường giá trung bình 20 phiên và đang chịu áp lực bán đột biến, nếu có.
Nhà đầu tư trung - dài hạn nắm giữ danh mục hiện tại, các vị thế xem xét gia tăng tỉ trọng mới, cần đánh giá cẩn trọng hơn dựa trên kết quả kinh doanh quý II và triển vọng cuối năm của các doanh nghiệp đầu ngành.
Nhà đầu tư có thể giải ngân thăm dò trong khi chờ đợi tín hiệu xác nhận kết thúc nhịp điều chỉnh. Chú ý các cổ phiếu đã có nền tích luỹ thời gian qua và còn dư địa tăng giá về mức đỉnh của năm 2024 để giao dịch T+. Đối với danh mục dài hạn, quan tâm nhóm bất động sản, chứng khoán, dầu khí, khu công nghiệp, nhiệt điện, thép…
Nhà đầu tư cần thận trọng, cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định giao dịch, tránh các quyết định mua vào vội vàng trong bối cảnh thị trường hiện tại. Đối với tầm nhìn trung dài hạn, các nhịp điều chỉnh sâu sẽ là cơ hội để các nhà đầu tư tìm kiếm các cổ phiếu có định giá hấp dẫn để xem xét đầu tư. Dù vậy, việc quản lý rủi ro và bảo vệ vốn nên được đặt lên hàng đầu trong giai đoạn hiện tại.
Tin vắn chứng khoán
- Cơ hội lớn cho gạo Việt Nam khi Philippines giảm mạnh thuế nhập khẩu. Thương vụ Việt Nam tại Philippines (Bộ Công Thương) thông tin, Tổng thống Philippines Ferdinand R. Marcos, JR., ngày 20/6/2024, trên cơ sở thẩm quyền được trao theo quy định của pháp luật và căn cứ đề xuất của các cơ quan liên quan, đã ban hành Sắc lệnh số 62, theo đó sẽ cắt giảm thuế nhập khẩu đối với nhiều mặt hàng. Đối với mặt hàng gạo, thuế nhập khẩu từ mức 35% sẽ cắt giảm xuống còn 15%, thời gian áp dụng tới năm 2028.
Đây có thể được coi là động thái mới nhất của Chính phủ Philippines nhằm đối phó với tình trạng lạm phát, đặc biệt là giá mặt hàng gạo có xu hướng tăng cao liên tục trên thị trường kể từ đầu năm tới nay. Trong quý I/2024, tình hình kinh tế Philippines tương đối ổn định, ngoại trừ sự tăng giá của một số mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, đặc biệt là mặt hàng gạo, với mức tăng trong quý I/2024 vào khoảng 24,4%. Giá gạo chiếm mức khoảng 9% trong chỉ số giá tiêu dùng (CPI – Consumer Price Index) của Philippines.
- 5 tháng đầu năm, Việt Nam chi hơn 779 triệu USD nhập khẩu lúa mì. Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 5/2024 cả nước nhập khẩu 533.673 tấn lúa mì, tương đương 141,12 triệu USD, giá trung bình 264,4 USD/tấn, giảm 34% về lượng, giảm 36% kim ngạch so với tháng 4/2024 và giá giảm 3,3%. So với tháng 5/2023 thì tăng mạnh 40,9% về lượng, nhưng giảm 4,8% kim ngạch và giảm 32,4% giá.
Tính chung trong 5 tháng đầu năm 2024, lượng lúa mì nhập khẩu của cả nước đạt trên 2,83 triệu tấn, tương đương trên 779,53 triệu USD, tăng 39,3% về khối lượng, tăng 3,6% về kim ngạch so với 5 tháng đầu năm 2023, giá trung bình đạt 275,3 USD/tấn, giảm 25,6%.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bàn tán về thị trường