Huy động nhiệt điện sớm tích cực trở lại trong thời gian tới
Tăng trưởng sản lượng điện dự kiến thấp hơn so với dự báo QHĐ 8
Trong 2023, chúng tôi kỳ vọng một mức tăng trưởng sản lượng điện thận trọng 6% svck, thấp hơn 28% so với dự báo QHĐ 8 do nhu cầu điện mảng xây dựng dự kiến giảm sút, do những khó khăn của thị trường BĐS nhà ở. Chúng tôi cho rằng những ngành công nghiệp sản xuất như sắt thép, xi măng sẽ bị ảnh hưởng đáng kể.
Tuy nhiên chúng tôi nhận thấy dự báo một mùa hè nóng bức hơn sẽ kéo nhu cầu điện nhóm tiêu dùng dân cư, bù đắp sự sụt giảm mảng Công nghiệp – Xây dựng. Trong 2024-30, chúng tôi dự kiến tăng trưởng kép sản lượng điện sẽ dựa trên kịch bản cơ sở trong QHĐ 8 đạt 8,4%. Chúng tôi đánh giá khả năng EVN tăng giá điện trong năm nay cao khi đã giữ nguyên 4 năm nhờ khung giá bán điện mới được ban hành, tăng 220-528đ/kWh đạt 1.826- 2.444đ/kWh. Chúng tôi cho rằng giá bán lẻ điện tăng sẽ giảm áp lực cho những khó khăn tài chính của EVN, cải thiện dòng tiền thanh toán và tạo dư địa huy động cho nguồn điện giá cao.
Sản lượng nhiệt điện cải thiện trong bối cảnh thủy điện suy yếu trong 2023
Chúng tôi nhận thấy điện khí sẽ hưởng lợi huy động sản lượng do 1) Thủy điện suy yếu, tạo dư địa huy động cho các nguồn thay thế; 2) Dự báo giá dầu Brent giảm trong 2023-24 đạt 85-80USD/thùng hỗ trợ khả năng cạnh tranh giá của nguồn trong bối cảnh giá đầu vào than tiếp tục neo cao. Đối với điện than, chúng tôi kỳ vọng các nhà máy sử dụng than nội địa tại miền Bắc sẽ được hưởng lợi rõ ràng nhất nhờ giá than nội ổn định cũng như chi phí rẻ hơn. Ngoài ra, chúng tôi nhận thấy một mùa hè nhiệt độ cao hơn sẽ là yếu tố cơ bản, hỗ trợ huy động sản lượng các nhà máy điện than tại khu vực này trong 2023
Về cơ cấu huy động nguồn, điện than
Về cơ cấu huy động nguồn, điện than ghi nhận sự cải thiện từ mức thấp trong nửa cuối 2022, chiếm 45% tổng sản lượng điện, hỗ trợ bởi giá than nhập hạ nhiệt từ T2/23. Tỉ trọng sản lượng điện khí ổn định, chiếm 12% tổng sản lượng điện phát. Thủy điện cũng ghi nhận mức sản lượng giảm nhẹ và chiếm tỉ trọng tương đương năm ngoái, 25% tổng sản lượng, thông thường giai đoạn Q1 là thời gian các nhà máy thủy điện mục tiêu tích nước để phục vụ cho mùa khô và các đợt nắng nóng. Điện MT ghi nhận mức cắt giảm công suất mạnh trong bối cảnh nhu cầu điện yếu tại miền Nam trong khi công suất nguồn đang dư thừa. Ngược lại, điện gió đóng góp mức sản lượng tích cực nhờ mùa gió tốt, hỗ trợ tỉ trọng nhóm điện NLTT tăng 5 điểm% đạt 17% tổng sản lượng.
Chúng tôi nhận thấy tăng trưởng nhu cầu điện khá khiếm tốn do ảnh hưởng bởi hai nhóm chính:
1) Nhu cầu điện nhóm Công nghiệp – Xây dựng
Giảm trong bối cảnh tình hình sản xuất các ngành thâm dụng điện giảm sút như xi măng, sắt thép, điện tử trong khi hoạt động xây dựng cũng bị ảnh hưởng đáng kể trong giai đoạn thị trường bất động sản nội địa đóng băng. Hoạt động xuất nhập khẩu cũng chậm lại trong bối cảnh nền kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới gặp khó khăn, nhất là các đối tác thương mại lớn của Việt Nam như Mỹ, Trung Quốc, Châu Âu. Những ảnh hưởng đa kênh đã kìm hãm tăng trưởng IIP cũng như tăng trưởng GDP công nghiệp từ nửa cuối 2022 và kéo dài cho đến Q1/23, kéo nhu cầu tiêu thụ điện giảm. Chúng tôi nhận thấy ảnh hưởng của nhóm ngành Công nghiệp – Xây dựng lên nhu cầu cầu điện là rất đáng kể, và có thể nhận thấy rõ ràng trong giai đoạn thiếu vắng đi nhu cầu của nhóm thâm dụng điện như giai đoạn vừa rồi.
2) Nhu cầu điện cho nhóm Tiêu dùng dân cư
Thấp hơn dự kiến trong 2022 khi mùa nóng năm ngoái ghi nhận nhiệt độ mát mẻ hơn so với trung bình nhiều năm, ảnh hưởng bởi pha La Nina kéo dài. Trong giai đoạn 2010-20, nhu cầu điện của nhóm Tiêu dùng dân cư – Dịch vụ&thương mại ghi nhận tăng trưởng kép 9,5%, tuy nhiên, tổng tỉ trọng của 2 nhóm nhày giảm từ 44% xuống 39% do tỉ trọng giảm đáng kể từ nhóm Tiêu dùng dân cư. Chúng tôi nhận thấy nền tảng tăng trưởng cơ bản của nhóm phụ thuộc nhiều vào việc tăng dân số và khả năng tiếp cận điện năng của quốc gia. Nhu cầu điều hòa không khí ngày càng tăng và xu hướng chuyển đổi nhiên liệu hóa thạch sang đun nấu bằng điện cho thấy mức số ngày càng cao của người Việt. Trong QHĐ8, bộ phận nghiên cứu chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng đến mức tiêu thụ của nhóm bao gồm thu nhập bình quân đầu người và tốc độ đô thị hóa.
Theo dõi người đăng bài
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bàn tán về thị trường