24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Hùng Dũng
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Họp ĐHĐCĐ Sao Ta: Lợi nhuận quý I tăng 40%

Công ty lên kế hoạch doanh số hợp nhất 2022 đạt 5.290 tỷ đồng, tăng 11,3%; lợi nhuận trước thuế 320 tỷ đồng, tăng 10,7%.

Ngày 15/3, Thực phẩm Sao Ta (Fimex, HoSE: FMC) - đơn vị thành viên Tập đoàn PAN (HoSE: PAN) đã tổ chức họp ĐHĐCĐ. Tại đại hội, công ty đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm nay gồm doanh số chung hợp nhất đạt 5.290 tỷ đồng, tăng 11,3%; lợi nhuận trước thuế ít nhất 320 tỷ đồng, tăng 10,7% so với thực hiện 2021. Kế hoạch cổ tức tối thiểu 20% bằng tiền.

Năm trước, hoạt động kinh doanh của công ty nuôi và chế biển tôm cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, nhất là trong quý III. Dù vậy, doanh nghiệp vẫn đạt kết quả tăng trưởng cao và ghi nhận mức cao nhất trong lịch sử hoạt động. Cụ thể, doanh thu thuần đạt 5.199 tỷ đồng và lãi sau thuế cổ đông công ty mẹ 267 tỷ đồng, cùng tăng 18% so với 2020.

Với kết quả đạt được năm qua, cổ đông thông qua phương án chia cổ tức tỷ lệ 20% bằng tiền, tương đương thanh toán 131 tỷ đồng. Thời điểm chi trả ngay sau khi có Nghị quyết ĐHĐCĐ thông qua.

- Hiện nay thuế bán vào Mỹ của Sao Ta bằng 0%, liệu có cơ hội nào để công ty ra khỏi danh sách xem xét chống bán phá giá vào Mỹ như Minh Phú?Tại phiên thảo luận, Chủ tọa đoàn gồm ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch, ông Phạm Việt Hoàng, Thành viên HĐQT kiêm CEO, và ông Tô Minh Chẳng, Thành viên HĐQT kiêm Kế toán trưởng đã trả lời các câu hỏi của cổ đông.

- Tiến trình để đưa ra khỏi danh sách xem xét thuế chống bán phá giá vào Mỹ kéo dài thời gian, thủ tục phức tạp và đòi hỏi phải có tiềm lực về kinh tế. Minh Phú xem Mỹ là thị trường trọng điểm lớn nhất nên chấp nhận theo đuổi tiến trình và đạt kế quả. Đối với Sao Ta thì Mỹ chỉ đứng thứ 3 trong cơ cấu xuất khẩu và mức thuế tại đây đã đạt 0%. Sau khi cân nhắc thiệt hơn, công ty quyết định tập trung nguồn lực cho 2 thị trường lớn nhất của mình thay vì theo đuổi tiến trình đưa tên ra khỏi danh sách xem xét thuế chống bán phá giá vào Mỹ.

- Mục tiêu sản lượng nuôi tôm năm 2022 của công ty là bao nhiêu?

- Sao Ta đặt mục tiêu tỷ lệ tự chủ 20% -30% nhu cầu nguyên liệu.

- Khang An (KAF) sẽ xuất lô hàng đầu tiên sang Mỹ từ quý II, đây là mặt hàng gì và tiềm năng như thế nào?

- Đây là mặt hàng lần đầu tiên xuất hiện trên thị trường, tích hợp tiện ích ở mức cao nhất. Đây có thể là thế mạnh của Khang An nói riêng và bước ngoặt của Sao Ta nói chung.

- C.P Việt Nam và Sao Ta sẽ có những hoạt động động hợp tác gì để giúp công ty phát triển trong giai đoạn tới khi C.P đã trở thành cổ đông lớn từ năm 2021?

- Chăn nuôi C.P (C.P) là một doanh nghiệp đầu tư từ Thái Lan, quy mô hàng đầu trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam. Việc C.P nhận thấy ở Sao Ta có định hướng phát triển và thế mạnh phù hợp với với C.P nên hai bên đã có mối quan hệ hợp tác. Tuy nhiên, cụ thể sẽ hợp tác gì thì 2 bên sẽ cần bàn bạc thêm.

- Diện tích vùng nuôi tôm của công ty hiện tại là bao nhiêu hecta?

- Khi có thêm vùng nuôi mới, diện tích chung tăng lên 320 ha. Tùy vào kết quả nuôi hàng năm, diện tích này có thể đáp ứng 20 -30% nhu cầu nguyên liệu.

- Theo kế hoạch kinh doanh ở trên, cùng với kế hoạch đưa vào hoạt động them 2 nhà máy mới với tổng công suất 20.000 tấn/ năm, có lẽ công ty đang đặt mục tiêu khá thận trọng?

- Một nhà máy của công ty là Tam An đã đưa vào hoạt động từ quý I, nhà máy còn lại là Sao Ta sẽ hoạt động từ quý III. Khó khăn nhất bây giờ của 2 nhà máy là thiếu công nhân lành nghề, khiến công suất khai thác chưa được cao. Với những khó khan trên, chỉ tiêu kinh doanh năm nay công ty đặt không quá lớn nhưng vẫn tăng trưởng ít nhất 10%.

- Công ty đặt mục tiêu sản lượng chế biến gấp 2 lần năm 2021 vậy kế hoạch cho mảng này cụ thể sẽ như thế nào?

- Nông sản tăng này là nông sản phối chế thủy sản, là mặt hàng có ưu thế cạnh tranh vì chưa có đối thủ. Hy vọng năm 2023, mảng này sẽ thể hiện rõ vị thế trong hoạt động của KAF

- Công ty hãy chia sẻ về kết kinh doanh quý I?

- Các chỉ tiêu đều tăng trưởng khả quan. Cụ thể, tôm chế biến tăng 60%, nông sản chế biến tăng 126%, doanh số tăng 39%, lợi nhuận tăng 40%.

- Sản lượng tôm Ecuador năm nay dự kiến vượt 1 triệu tấn/năm, Việt Nam đang sở hữu các mô hình nuôi tiềm năng, đánh giá khả năng tăng tốc thế nào?

- Việt Nam có các mô hình nuôi tôm tốt đi vào chiều sâu cộng thêm chuyển đổi số cũng hỗ trợ rất nhiều, tăng năng suất nuôi tôm. Việt Nam có nhiều dư địa tăng sản lượng qua thâm canh và mở rộng diện tích nuôi tôm do xâm nhập mặn.

Tại đại hội, cổ đông cũng đã bầu bổ sung thêm 1 thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2020- 2025 là ông Adisak Torsakull, Phó Tổng Giám đốc điều hành CTCP Chăn nuôi CP, nâng số lượng thành viên HĐQT lên 6 người. Ngoài ra, bà Lý Thị Kim Yến, đang công tác tại bộ phận kế toán của CP Việt Nam, được bầu làm thành viên Ban Kiểm soát thay cho ông Võ Văn Sĩ.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Mã chứng khoán liên quan bài viết
46.00 +0.15 (+0.33%)
22.70 +0.25 (+1.11%)
prev
next

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả