menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Anh Tuấn Pro

Hiểu rõ về "suy thoái kinh tế" - Việt Nam 2022-2023 có thực sự suy thoái

Tính đến hiện nay, nền kinh tế thế toàn cầu đã trải qua nhiều cuộc khủng hoảng, dẫn tới suy thoái ở nhiều quốc gia khác nhau, bắt đầu phải kể từ những năm 1930 và gần đây nhất là khủng hoảng tài chính vào 2008 với hiện tượng bong bóng bất động sản, bắt đầu từ Lehman Brothers đổ vỡ sau đó khủng hoảng lan rộng ra nhiều nền kinh tế khác.

Hiện tại 2022 - 2023 cũng có nhiều người đồn đoán rằng Mỹ suy thoái, và kể cả Việt Nam cũng suy thoái.

Hiểu rõ về "suy thoái kinh tế" - Việt Nam 2022-2023 có thực sự suy thoái

Vậy các bạn cần phải hiểu rõ : "Suy thoái kinh tế" là gì ?

Nói một cách hàn lâm thì "suy thoái kinh tế" được định nghĩa là sự suy giảm trong GDP; tức là tốc độ tăng trưởng kinh tế có giá trị âm trong vòng hai quý trở lên.

Khi nền kinh tế khi ở chu kỳ suy thoái sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến các doanh nghiệp đang hoạt động. Tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng rất cao, đồng tiền bị mất giá...Nguyên nhân dẫn đến điều này có thể bắt nguồn từ những rủi ro hệ thống mà chúng ta không thể lường trước được : Dịch bệnh, Chiến tranh, lạm phát, hoặc do sự quản lý yếu kém của người nắm quyền các nước...

Làm sao để nhận biết được đâu là "suy thoái kinh tế"

Có rất nhiều dấu hiệu để các bạn có thể nhìn nhận ra vấn đề, tuy nhiên hãy đặt những điều kiện, yếu tố đó vào một hệ quy chiếu phù hợp với tình hình mỗi quốc gia để đánh giá phù hợp nhất. Đồng thời, những yếu tố này được đánh giá dưới góc độ tương đối nên không có ý nghĩa khẳng định tất cả là đúng:

1. Thay đổi lãi suất trái phiếu

Khi lạm phát tăng (như giai đoạn hiện tại), lượng trái phiếu mua vào cao nhằm mục đích lấy lãi suất bù đắp khoản mất giá, bù đắp thanh khoản cho các ngân hàng thương mại.

Lúc này, nhiều nhà đầu tư bắt đầu sợ đồng tiền bị mất giá và việc lạm phát sẽ khiến các ngân hàng trung ương buộc phải nâng lãi suất để hút tiền về. Tại đây, họ dịch chuyển từ những kênh đầu tư rủi ro trong giai đoạn tăng trưởng mạnh như: Cổ Phiếu, Trái phiếu doanh nghiệp sang những kênh trú ẩn an toàn như trái phiếu chính phủ, Tín Phiếu hoặc gửi tiết kiệm tại ngân hàng.

Điều đó khiến lãi suất trái phiếu tăng cao, đường cong lãi suất phản ánh tác động của thị trường đối với nền kinh tế.

Đường cong lãi suất trái phiếu kỳ hạn 3 tháng và 10 năm đã tác động lớn đến cuộc suy thoái gần đây nhất của Hoa Kỳ. Khi lạm phát của quốc gia này tăng nhanh, theo nguyên tắc, lãi suất dài hạn phải cao hơn so với lãi suất ngắn hạn. Nhưng nếu lãi suất dài hạn lại thấp hơn so với lãi suất ngắn hạn thì đường cong có dấu hiệu đảo ngược, đồng nghĩa với việc tăng trưởng kinh tế giảm.

2. Tín dụng cạn kiệt

Khi điều kiện vay vốn trở nên khó khăn, nhất là đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng được coi là dấu hiệu cho thấy sự suy thoái kinh tế.

Hiện nay tăng trưởng tín dụng đang tăng trưởng cao. Tuy nhiên nguồn huy động gần như không kịp so với tốc độ tăng trưởng tín dụng trên. Dẫn tới hiện tượng mất thanh khoản trong ngành ngân hàng. Và lượng vốn cho vay cũng rất eo hẹp do bất động sản bị siết nữa. (đó cũng là 1 dấu hiệu cạn kiệt)

Tuy nhiên hiện tại NHNN đang có những động thái bơm tiền để bù thanh khoản cho các ngân hàng thương mại giải quyết nhiều vấn đề liên quan

3. Thất nghiệp gia tăng và đạt đỉnh

Việc này cho thấy các doanh nghiệp có xu hướng thu hẹp hoạt động sản xuất kinh doanh, lựa chọn sáp nhập, thậm chí giải thể. Điều đó dẫn đến sự tái cơ cấu lao động, cắt giảm nhân sự, giảm biên chế,… Tất cả đều là những dấu hiệu cho một cuộc suy thoái kinh tế đang đến gần.

Thu nhập của người dân bị giảm sẽ tác động đến GDP quốc nội.

Hiện tại thì nhiều vụ bắt bớ xảy ra, điều này mặc dù sẽ làm trong sạch thị trường và nền kinh tế. Tuy nhiên vẫn sẽ luôn có hệ quả để lại đó là ảnh hưởng tới doanh nghiệp có liên quan. Từ đó sẽ có nhiều vấn đề xảy ra, bao gồm cả việc sa thải, cắt giảm nhân sự...

Hoặc việc doanh nghiệp gặp khó trong vấn đề sản xuất hoặc xử lý đầu ra trong thời gian dài cũng sẽ tính tới biện pháp thu hẹp sản xuất, cắt giảm chi phí để tồn tại. Vậy thì một trong những điều đầu tiên mà nhiều doanh nghiệp hay làm là cắt giảm chi phí nhân công.

Hiểu rõ về "suy thoái kinh tế" - Việt Nam 2022-2023 có thực sự suy thoái

4. Nợ xấu gia tăng

Tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm, lương trả cho người lao động thấp trong khi lạm phát gia tăng sẽ làm tăng nguy cơ nợ xấu đối với từng cá nhân.

Về phía chính phủ, nợ xấu gây ra thiếu nguyên liệu sản xuất bắt buộc phải đi vay ở các quốc gia khác, trong thời gian dài nền kinh tế không có chuyển biến tốt sẽ gây ra nợ xấu.

5. Đồng tiền mất giá

Tính từ lạm phát nếu không được kiểm soát tốt và ổn định trong thời gian ngắn thì điều này sẽ gây ra áp lực rất lớn đối với nền kinh tế.

Giá cả hàng hóa tăng mạnh trong khi thu nhập không tăng sẽ khiến người dân hạn chế chi tiêu hơn. Điều này thực sự tồi tệ

Đồng tiền sẽ bị mất giá so với các quốc gia khác. Đã có những quốc gia phải bỏ đồng tiền của mình vì lạm phát quá cao

6. Chứng khoán sụt giảm mạnh

Thị trường chứng khoán là phong vũ biểu của nền kinh tế. Tính từ tháng 4 tới nay, vnindex đã giảm từ 1500 về 1000, một mức giảm “khủng khiếp” đủ để khiến nhiều con bạc cháy tài khoản, và nhiều nhà đầu tư rơi vào trạng thái đóng băng tài sàn.

Tiêu biểu các ngành lớn: HPG, TCB giảm 60%, VHM giảm gần 50%, VIC giảm 57%...

Việc thị trường chứng khoán sụt giảm rất mạnh cũng là dấu hiệu báo cho một nền kinh tế bị suy yếu

Hiểu rõ về "suy thoái kinh tế" - Việt Nam 2022-2023 có thực sự suy thoái

Như vậy và còn nhiều yếu tố khác nữa để các bạn có thể đánh giá sức khỏe của một nền kinh tế liệu có rơi vào suy thoái hay không

Quay trở về với tình hình hiện tại của Việt Nam.

Có thể thấy rõ ràng nguồn cung tiền bị siết bởi chính sách thắt chặt của Ngân hàng nhà nước. Lãi suất điều hành được nâng với kỳ vọng hút tiền từ lưu thông về nhằm kiềm chế lạm phát.

Xong bên cạch đó hệ quả để lại cũng rất nhiều, nhiều doanh nghiệp không có vốn kinh doanh trong khi khả năng vay vốn giai đoạn hiện tại rất khó do tín dụng cạn kiệt. Thanh khoản ngân hàng không bủ đắp nổi do thiếu nguồn huy động (Một phần do các vụ bắt bớ khiến niềm tin vào các kênh gửi tiền tiết kiệm bị lung lay trong ngắn hạn). Ngoài ra nhiều doanh nghiệp sắp đến kỳ đáo hạn trái phiếu, điều này bắt buộc doanh nghiệp phải xoay được nguồn vốn để thực hiện nghĩa vụ mua lại trái phiếu trước hạn hoặc khi đáo hạn.

Bởi vậy mà rất nhiều doanh nghiệp đã thu hẹp sản xuất, tiết giảm rất nhiều loại chi phí nhằm duy trì hoạt động kinh doanh cốt lõi.

Lãi suất ngân hàng liên tục tăng nhằm hút tiền ngoài lưu thông về trong hệ thống để kìm chế lạm phát. Tuy nhiên lãi suất cao đồng nghĩa với chứng sĩ chịu thiệt rất nhiều. …

Vậy thì theo các bạn Việt Nam có suy thoái thật hay không. Với quan điểm cá nhân mình, Việt Nam đã hoàn toàn khác so với chu kỳ của 10 hay 20 -30 năm trước đó. Vững mạnh về tài chính và Chính Phủ cũng có những biện pháp kiểm soát tốt tình hình kinh tế vĩ mô.

Vậy nên việc Việt Nam suy thoái là rất khó xảy ra. Các bạn thử nghĩ lại những năm 2008, lãi suất tới 30% kinh tế còn không suy thoái mà. Tuy nhiên thì các bạn cũng phải lưu ý về bất động sản, cũng sẽ gặp phải một cú HIT rất lớn. Nhiều doanh nghiệp sẽ dừng kinh doanh, phá sản đó.

Quan điểm của các bạn như nào, comment trao đổi nhé

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Anh Tuấn Pro

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

16 Yêu thích
32 Bình luận 17 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại